HOTLINE:1900XXXX

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả

DR Giang

Cố vấn chuyên môn: TS. BS ĐỖ ANH GIANG

  • Giám đốc Trung tâm Nội soi - Tiêu hóa Dr.Giang
  • Nguyên PGĐ Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Bạch Mai
Đặt Lịch Hẹn

Bệnh trĩ nội là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người trên toàn thế giới. Đây là bệnh lý liên quan đến sự giãn nở của tĩnh mạch trong hậu môn và trực tràng dưới, gây ra triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr. Giang sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích về bệnh trĩ nội ngay sau đây.

1. Bệnh trĩ nội là gì?

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Giang – Chuyên gia nội soi tiêu hóa, bệnh trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch trong hậu môn bị giãn nở quá mức, dẫn đến máu bị ứ đọng, hình thành nên các búi trĩ. Bệnh trĩ nội thường nằm dưới lớp niêm mạc hậu môn trực tràng.

Ở giai đoạn đầu, trĩ nội nằm trên đường lược trong ống hậu môn, không gây đau hoặc ngứa và ít có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, các búi trĩ sẽ phát triển và sa ra ngoài, gây đau và khó khăn khi đi cầu.

Bệnh trĩ nội khó chẩn đoán hơn trĩ ngoại do búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng. Đặc biệt ở nam giới, trĩ nội ít sa ra ngoài hơn do cơ sàn chậu chắc, thường chỉ được phát hiện khi có biến chứng chảy máu. Bệnh trĩ nội có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 28 đến 50.

Hình ảnh bệnh trĩ nội

Hình ảnh bệnh trĩ nội

2. Phân loại các cấp độ của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội được phân thành 4 cấp độ như sau:

– Bệnh trĩ nội độ 1: bệnh trĩ nội đang trong giai đoạn đầu có triệu chứng phổ biến là xuất hiện máu khi đi tiêu, thường là máu tươi dính vào phân và thỉnh thoảng người bệnh phát hiện khi lau chùi bằng giấy vệ sinh. Trong bệnh trĩ nội độ 1, các triệu chứng thường không rõ ràng đối với người bệnh và có thể chỉ được phát hiện qua kiểm tra bằng máy nội soi

– Bệnh trĩ nội độ 2: trĩ nội bắt đầu có sự hình thành của các búi trĩ. Các búi có thể sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lại sau đó. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ khi đi tiêu và thường xuyên có máu lẫn trong phân, lượng máu nhiều hơn so với giai đoạn trước

– Bệnh trĩ nội độ 3: các búi trĩ có thể sa ra ngoài khi đi tiêu và không tự động co lại vào trong ống hậu môn mà cần phải dùng tay đẩy để búi trĩ lên được

– Bệnh trĩ nội độ 4: ở giai đoạn nghiêm trọng nhất, các búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài không chỉ khi đi tiêu mà thậm chí khi làm các hoạt động vận động mạnh hoặc khi ngồi xổm. Chúng không thể tự động co lại mà cần sự can thiệp lực lượng để đưa búi trĩ vào trong. Các búi trĩ ở giai đoạn này thường sưng to, gây ra cảm giác khó chịu và dễ gặp biến chứng nếu không được điều trị kịp thời

3. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội có thể phát triển khi trực tràng chịu áp lực quá mức, do các nguyên nhân sau:

– Táo bón và tiêu chảy: táo bón khiến người bệnh phải rặn mạnh, còn tiêu chảy gây căng thẳng do đi tiêu thường xuyên. Cả hai vấn đề này có thể liên quan đến Hội chứng ruột kích thích và viêm loét đại tràng

– Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều chất béo và ít chất xơ có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy, dẫn đến áp lực lên trực tràng và kéo dài thời gian ở nhà vệ sinh

– Mang thai và sinh con: áp lực từ thai nhi đang phát triển có thể dẫn đến trĩ, đặc biệt là trong quá trình sinh nở

– Béo phì: người béo phì dễ mắc trĩ do áp lực tăng lên quanh trực tràng và có thể liên quan đến lối sống ít vận động và chế độ ăn uống kém

– Ngồi lâu: thiếu hoạt động thể chất có thể gây căng thẳng cho vùng trực tràng

Ngồi lâu khi đi vệ sinh dễ gây bệnh trĩ

Ngồi lâu khi đi vệ sinh dễ gây bệnh trĩ

4. Các triệu chứng thường thấy của bệnh trĩ nội

Các triệu chứng của bệnh trĩ nội thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà người bị trĩ nội thường gặp phải:

– Đau vùng hậu môn: thông thường, trĩ nội không gây đau, trừ khi có kèm theo nứt hậu môn hoặc có sự hiện diện của trĩ ngoại

– Đi tiêu ra máu: đây là triệu chứng phổ biến ở những người bị trĩ nội. Máu có thể xuất hiện trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh sau khi lau

– Búi trĩ sa ra ngoài: ở nhiều trường hợp, búi trĩ có thể sa ra ngoài khi người bệnh rặn khi đi tiêu. Sau khi đi tiêu xong, búi trĩ có thể tự co lại hoặc cần dùng tay để đẩy vào. Tuy nhiên, nếu bệnh đã tiến triển đến trĩ nội cấp độ 4, búi trĩ sẽ không thể co lại ngay cả khi dùng tay đẩy

– Ngứa và sưng tấy vùng hậu môn: khi búi trĩ sa ra ngoài, hậu môn thường tiết dịch, luôn ẩm ướt và gây ra cảm giác khó chịu. Điều này gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày

5. Chẩn đoán bệnh trĩ nội

Để chẩn đoán bệnh trĩ nội, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra trực quan hoặc sử dụng phương pháp nội soi.

– Kiểm tra trực quan: bác sĩ sẽ đeo găng tay, sau đó thoa chất bôi trơn và đưa một ngón tay vào trực tràng của bệnh nhân. Qua thăm khám này, bác sĩ có thể kiểm tra các búi trĩ, xác định kích thước và các vấn đề liên quan

– Nội soi trực tràng: bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi mềm có gắn camera ở đầu và đưa vào trực tràng qua đường hậu môn. Qua hình ảnh hiển thị trên màn hình, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng trĩ nội của bệnh nhân

6. Những người có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội

Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ, đặc biệt là trong độ tuổi từ 45 đến 65. Những đối tượng sau đây có khả năng cao mắc bệnh trĩ nội:

– Những người bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính

– Những người bị béo phì

– Những người quan hệ tình dục qua đường hậu môn

– Những người có chế độ ăn ít chất xơ hoặc có tiền sử khối u ở vùng tiểu khung, bao gồm u ở tử cung, u đại trực tràng và thai nhiều tháng

– Những người ngồi lâu, đứng nhiều, ít vận động do tính chất công việc như lái xe, nhân viên văn phòng, hoặc đứng gác

– Những người bị táo bón kinh niên, phải rặn nhiều khi đi tiêu

– Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh

Phụ nữ mang thai dễ mắc trĩ

Phụ nữ mang thai dễ mắc trĩ

7. Các biến chứng của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Nứt kẽ hậu môn: khi các búi trĩ nội lớn dần, có thể gây ra các vết nứt, rách ở hậu môn, khiến người bệnh đau đớn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

– Nhiễm khuẩn búi trĩ: các búi trĩ lớn cọ xát với quần áo dẫn đến nhiễm khuẩn. Một số dạng nhiễm khuẩn phổ biến bao gồm viêm nhú, viêm khe, viêm toàn bộ búi trĩ và viêm rìa hậu môn

– Sa nghẹt hậu môn: búi trĩ lớn chèn vào ống hậu môn, gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần, làm cho việc đi tiêu trở nên khó khăn. Nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét, thậm chí hoại tử

– Hoại tử búi trĩ: do nhiễm trùng không được điều trị, sa nghẹt hoặc tắc mạch trĩ, hoại tử có thể lan rộng ra vùng hậu môn nếu không được can thiệp kịp thời.

– Nhiễm trùng máu: viêm nhiễm nặng ở búi trĩ có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, một tình trạng rất nguy hiểm và khó điều trị, đe dọa đến tính mạng người bệnh

– Ung thư trực tràng: đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh trĩ. Viêm nhiễm kéo dài ở vùng búi trĩ có thể dẫn đến hình thành khối ung thư đại trực tràng hoặc ung thư ruột kết

8. Khi nào cần thăm khám trĩ nội

Thăm khám bệnh trĩ nội là điều cần thiết để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những trường hợp cô bác, anh chị nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa:

– Thấy máu lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu

– Cảm thấy đau hoặc có cảm giác khó chịu ở hậu môn

– Ngứa ngáy và sưng tấy vùng hậu môn:

– Cảm nhận hoặc thấy búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và cần phải dùng tay đẩy vào

– Cảm giác rát và khó chịu kéo dài

-Tiền sử gia đình có bệnh trĩ hoặc các bệnh lý hậu môn – trực tràng

9. Cách chữa trị bệnh trĩ nội

Chữa trị bệnh trĩ nội cần phải tuân thủ theo các phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn và tình trạng bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị từ thay đổi lối sống đến can thiệp ngoại khoa.

9.1. Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc là phương pháp an toàn và hiệu quả cho các trường hợp bệnh trĩ nhẹ. Những thay đổi trong lối sống và thói quen hàng ngày có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt giúp làm mềm phân và giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn

– Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón, một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ

– Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm sau khi đi tiêu và tránh sử dụng giấy vệ sinh khô hoặc có chất kích ứng để giảm kích ứng và viêm nhiễm

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

9.2. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc là lựa chọn phổ biến cho những người bị trĩ nội ở mức độ vừa và nhẹ. Thuốc có thể giúp giảm đau, viêm và làm co búi trĩ.

– Thuốc bôi trĩ Titanoreine: Titanoreine được bào chế dưới dạng kem, giúp giảm đau, ngứa, sưng và nóng rát ở vùng hậu môn. Thành phần kháng viêm trong kem giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh trĩ và hạn chế tình trạng xung huyết, đồng thời hỗ trợ làm teo dần các búi trĩ

– Thuốc bôi trĩ chữ A Nhật Bản: nổi bật với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, an toàn và ít gây tác dụng phụ. Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em trên 12 tuổi đều có thể sử dụng. Gel bôi giúp giảm đau, nóng rát, khó chịu và cảm giác vướng víu ở vùng hậu môn, hỗ trợ làm co các mô trĩ, phục hồi các tổ chức mô cơ ở vùng hậu môn – trực tràng, giảm kích thích ở các dây thần kinh dưới da

– Thuốc bôi trĩ Hemorrhostop: là loại thuốc bôi trĩ có nguồn gốc từ thành phần tự nhiên như keo sáp ong, hạt dẻ ngựa, lô hội, bơ hạt mỡ, dầu hạt nho, dầu hoa cúc và dầu bạc hà. Sản phẩm này thường được sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu

– Thuốc bôi trĩ Proctolog: là lựa chọn tốt cho những ai muốn giảm nhanh cảm giác đau rát khó chịu do trĩ. Thuốc được sử dụng để điều trị một số bệnh tại vùng hậu môn, trực tràng, đặc biệt là bệnh trĩ

9.3. Phương pháp điều trị ngoại khoa

Các phương pháp điều trị ngoại khoa sẽ can thiệp trực tiếp vào búi trĩ nhằm loại bỏ hoặc giảm kích thước búi trĩ.

9.3.1. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Bác sĩ sẽ dùng vòng cao su sẽ thắt chặt quanh gốc búi trĩ, ngăn chặn dòng máu cung cấp cho búi trĩ. Khi không có máu nuôi dưỡng, búi trĩ sẽ teo lại và rụng đi sau khoảng 1 – 2 tuần.

Ưu điểm:

– Thời gian thực hiện ngắn, bệnh nhân có thể ra về ngay trong ngày

– Chỉ cần gây tê cục bộ, giúp giảm nguy cơ liên quan đến gây mê

– Bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường sau một vài ngày

Nhược điểm:

– Sau khi thắt, bệnh nhân có thể cảm thấy đau và khó chịu trong vài ngày đầu, cần dùng thuốc giảm đau

– Có thể có một chút chảy máu sau khi búi trĩ rụng đi

9.3.2. Sử dụng tia laser

: Sử dụng tia laser để đốt cháy hoặc cắt bỏ búi trĩ. Tia laser có khả năng cầm máu tức thì, giúp giảm nguy cơ chảy máu. Phương pháp này thích hợp cho cả trĩ nội và trĩ ngoại, đặc biệt là các búi trĩ lớn hoặc đã bị sa ra ngoài.

Ưu điểm:

– So với các phương pháp phẫu thuật truyền thống, sử dụng tia laser ít gây đau hơn

– Bệnh nhân có thể hồi phục và trở lại hoạt động bình thường trong thời gian ngắn

– Tia laser có khả năng cầm máu tức thì và tiệt trùng khu vực phẫu thuật, giảm nguy cơ nhiễm trùng

Nhược điểm:

– Phương pháp này đòi hỏi thiết bị hiện đại và đắt tiền, do đó chi phí điều trị cao hơn

– Việc sử dụng tia laser yêu cầu bác sĩ phải có kinh nghiệm và tay nghề cao để đảm bảo hiệu quả và an toàn

9.3.3. Phẫu thuật cắt trĩ

Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn các búi trĩ. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp trĩ nặng, trĩ độ 3 và độ 4, khi các búi trĩ lớn và sa ra ngoài.

Ưu điểm:

– Loại bỏ hoàn toàn búi trĩ, mang lại hiệu quả điều trị cao

Do búi trĩ được loại bỏ hoàn toàn, nguy cơ tái phát trĩ giảm thiểu đáng kể

Nhược điểm:

– Phẫu thuật cắt trĩ gây đau đớn nhiều sau phẫu thuật, bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau

– Bệnh nhân cần thời gian hồi phục từ vài tuần đến vài tháng

– Có thể gặp phải các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng và hẹp hậu môn

– Phương pháp này thường yêu cầu gây mê toàn thân

Phẫu thuật cắt trĩ

Phẫu thuật cắt trĩ

10. Chế độ ăn cho người bị trĩ nội

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ nội. Dưới đây là các nguyên tắc và gợi ý về chế độ ăn uống dành cho người bị trĩ nội:

– Tăng cường chất xơ từ các thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và hạt

– Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho phân, giảm tình trạng táo bón

– Tránh thức ăn nhanh và chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh kẹo, đồ hộp

– Tránh đồ uống có cồn và cafein như rượu, bia, cà phê

11. Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội?

Để phòng ngừa bệnh trĩ nội, cô bác, anh chị cần thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:

– Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày từ rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt như hạt lanh, hạt chia

– Đảm bảo uống đủ nước để giữ cho phân có độ ẩm, dễ đi tiêu

– Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường và các chất béo, vì chúng có thể gây táo bón

– Tập thể dục thường xuyên để duy trì sự lưu thông máu tốt

– Tránh ngồi lâu, đứng lâu, đặc biệt là khi làm việc văn phòng hoặc lái xe lâu giờ

– Sau khi đi vệ sinh, sử dụng giấy vệ sinh mềm mại để lau nhẹ nhàng, tránh cọ xát quá mạnh

– Không dùng quá nhiều thời gian cho việc đi ngoài, vì rặn quá mạnh cũng có thể gây ra bệnh trĩ

– Định kỳ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh trĩ nội

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên

12. Địa chỉ thăm khám và điều trị trĩ nội uy tín ở hà nội

Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr. Giang là địa chỉ uy tín và chất lượng tại Hà Nội chuyên thăm khám và điều trị bệnh trĩ nội cùng các bệnh lý tiêu hóa khác. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, trung tâm cam kết mang đến dịch vụ chẩn đoán và điều trị hiệu quả cao. Trung tâm cung cấp các dịch vụ như thăm khám, nội soi tiêu hóa, tư vấn và điều trị bệnh trĩ theo các phương pháp hiện đại.

Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Giang là Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa. Ông được đánh giá cao về trình độ chuyên môn và phẩm chất y đức.

Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Giang đã có nhiều thành tích trong công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học, được Bộ Y tế tặng thưởng nhiều bằng khen và giấy khen về thành tích xuất sắc trong ngành. Ông là một chuyên gia được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn trong việc điều trị các bệnh lý tiêu hóa phức tạp.

13. Một số câu hỏi thường gặp khi bị trĩ nội

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi bị trĩ nội cùng giải đáp chi tiết:

13.1. Trĩ nội có tự khỏi không?

Trĩ nội không tự khỏi mà cần có sự can thiệp y tế và thay đổi lối sống để kiểm soát và điều trị. Trong giai đoạn đầu, các biện pháp như tăng cường chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục có thể giúp cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

13.2. Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể bao gồm chảy máu, thiếu máu, nhiễm trùng và đau đớn khi đi vệ sinh. Để tránh những biến chứng này, cần tuân thủ chế độ điều trị và thăm khám định kỳ với bác sĩ.

13.3. Trĩ nội có gây ung thư không?

Trĩ nội không gây ung thư. Tuy nhiên, các triệu chứng của trĩ nội và ung thư đại trực tràng có thể giống nhau, như chảy máu hậu môn và thay đổi thói quen đi vệ sinh. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đi khám bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng khác.

13.4. Điều trị trĩ nội bằng phương pháp tự nhiên có hiệu quả không?

Các phương pháp tự nhiên như tăng cường chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục và sử dụng thảo dược có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng hơn, cần kết hợp với các phương pháp y tế như thắt búi trĩ bằng vòng cao su, sử dụng tia laser hoặc phẫu thuật để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

13.5. Phụ nữ mang thai có dễ bị trĩ nội không?

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị trĩ nội do áp lực từ tử cung lên các tĩnh mạch vùng chậu và hậu môn, cùng với tình trạng táo bón thường gặp trong thai kỳ. Để phòng ngừa trĩ nội, phụ nữ mang thai nên tăng cường chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng và tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.

Bệnh trĩ nội là tình trạng phổ biến nhưng có thể được quản lý hiệu quả với sự chăm sóc kịp thời và chế độ sinh hoạt hợp lý. Để đảm bảo việc thăm khám và điều trị đúng cách, hãy liên hệ với Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr. Giang. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, trung tâm cam kết mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, giúp cô bác, anh chị yên tâm và nhanh chóng phục hồi.

1900.1080
FB chat
Chat zalo
Vị trí