HOTLINE: 0287 306 8668

Bác sĩ trả lời: Nứt kẽ hậu môn uống thuốc gì nhanh khỏi?

DR Giang

Cố vấn chuyên môn: TS. BS ĐỖ ANH GIANG

  • Giám đốc Phòng khám Nội soi - Tiêu hóa Dr.Giang
  • Nguyên PGĐ Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Bạch Mai
Đặt Lịch Hẹn

Anh Minh Nhật (33 tuổi, Đà Nẵng) có hỏi: “Do bị táo bón nên sau khi đi vệ sinh tôi cảm thấy phần hậu môn hơi rát và chảy máu nhẹ. Tôi có tìm hiểu thì đây là bệnh nứt kẽ hậu môn cấp độ nhẹ và có thể sử dụng thuốc tại nhà. Vậy nứt kẽ hậu môn uống thuốc gì nhanh khỏi? Rất mong được bác sĩ giải đáp”. Để trả lời câu hỏi của anh Nhật, chúng tôi đã mời Tiến sĩ bác sĩ nội soi tiêu hóa Đỗ Anh Giang (Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng của các loại thuốc trị nứt kẽ hậu môn

Các loại thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn thường được dùng để giảm bớt triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh. Bao gồm:

  • Các loại thuốc giảm đau: Có tác dụng làm thuyên giảm cảm giác đau nhức, rát bỏng do nứt kẽ hậu môn gây ra bằng cách tác động lên hệ thống thần kinh để ngăn chặn tín hiệu đau truyền đến não.
  • Thuốc nhuận tràng: Giúp làm mềm phân và đi đại tiện dễ dàng hơn. 
  • Thuốc bôi giãn cơ: Giúp giãn cơ vòng hậu môn và giảm áp lực lên vết nứt, tăng lưu thông máu tại vị trí tổn thương giúp rút ngắn thời gian phục hồi.
  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng giảm viêm, sưng đau và chống nhiễm trùng tại vết tổn thương.
Các loại thuốc bôi giãn cơ vòng hậu môn giúp giảm áp lực lên vết nứt hiệu quả

Các loại thuốc bôi giãn cơ vòng hậu môn giúp giảm áp lực lên vết nứt hiệu quả

2. Các loại thuốc uống nứt kẽ hậu môn

Bác sĩ nội soi tiêu hoá Đỗ Anh Giang cho biết, nếu vết nứt kẽ hậu môn nhỏ và nông, chủ yếu chỉ gây ra đau rát ở hậu môn kèm chảy máu nhẹ thì có thể sử dụng một số loại thuốc để thuyên giảm triệu chứng. Các loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Chứa thành phần chính Paracetamol. Các loại thuốc bao gồm  Anusol-Hc, Lidocain.
  • Thuốc nhuận tràng: Bisacodyl, Duphalac.
  • Thuốc kháng sinh: Cefixim, Cefazolin, Cefadroxil.
  • Thuốc giãn cơ: Nifedipine, Diltiazem

Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc làm giãn tĩnh mạch và tăng cường lưu thông máu ở hậu môn, thúc đẩy quá trình lành thương như Nitroglycerin, anusol-Hc, Tetracycline, Proctolog.

Bisacodyl là loại thuốc nhuận tràng có kê đơn giúp đi đại tiện dễ dàng hơn

Bisacodyl là loại thuốc nhuận tràng có kê đơn giúp đi đại tiện dễ dàng hơn

3. 5 loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn được bác sĩ kê đơn

TS.BS Đỗ Anh Giang khuyến cáo, việc sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc để tránh những tác dụng không mong muốn.

3.1. Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Healit Vhpharma 5g dạng gel

Thành phần chính Copolymer 2-hydroxyethyl methacrylate (HEMA-HAS) có trong thuốc có tác dụng thúc đẩy tốc độ lành thương theo cơ thế thu hồi gốc tự do dư thừa, tạo độ ẩm và cân bằng pH cho hậu môn và xây dựng hàng rào polymer vững chắc để hạn chế vi khuẩn.

Cách dùng

  • Rửa sạch vết thương và lau khô bằng khăn mềm
  • Lấy một lượng gel vừa đủ (1/2 đốt ngón tay), bôi lên toàn bộ bề mặt vết thương.
  • Thoa 2-3 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Giá thành: 315.000 VNĐ/tuýp 5g.

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Healit Vhpharma 5g

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Healit Vhpharma 5g

3.2. Viên đặt hậu môn Healit Rectan

Sản phẩm chứa chất đồng trùng hợp Polymer (Copolymer) of 2-Hydroxyethylmethacrylate (HEMA-HAS) có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm liền vết nứt nhanh chóng. Đồng thời, hỗ trợ làm co búi trĩ, nhuận tràng nhẹ, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. Từ đó, ngăn ngừa nứt kẽ hậu môn tái phát. 

Cách dùng:

  • Rửa tay bằng xà phòng.
  • Vệ sinh hậu môn bằng dung dịch chuyên dụng rồi lau khô bằng khăn mềm. 
  • Xé một viên thuốc và nhúng qua với nước rồi đặt từ từ vào hậu môn. Ưu tiên đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Giá thành: 35.800VNĐ/viên

Healit Rectan có dạng viên đặt hậu môn hình viên đạn

Healit Rectan có dạng viên đặt hậu môn hình viên đạn

3.3. Thuốc bôi Anusol – HC

Sản phẩm có chứa các thành phần như dầu khoáng, Hydrocortisone acetate 25mg, Pramoxine hydrochloride 1%, oxit kẽm. Sản phẩm giúp tăng lưu thông máu đến vết nứt và hỗ trợ lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, Anusol – HC có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn và các kích ứng trực tràng như đau rát, ngứa ngáy, sưng tấy và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách dùng:

  • Vệ sinh bàn tay và vùng hậu môn rồi lau khô bằng khăn sạch.
  • Dùng tăm bông sạch, thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da tổn thương. Thực hiện 5 lần/ngày.

Giá thành: 100.000 VNĐ/hộp.

Thuốc bôi Anusol - HC hỗ trợ vết nứt lành nhanh chóng

Thuốc bôi Anusol – HC hỗ trợ vết nứt lành nhanh chóng

3.4. Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em Nitroglycerin 0,2%

Thuốc có tác dụng giãn cơ vòng hậu môn, tăng lưu lượng máu đến khu vực đang tổn thương. Từ đó giúp giảm đau và hỗ trợ lành phục hồi nhanh chóng. 

Cách dùng:

  • Vệ sinh 2 bàn tay sạch sẽ rồi mới thoa thuốc.
  • Làm sạch hậu môn bằng dung dịch chuyên dụng rồi lau khô bằng khăn mềm.
  • Thoa một lượng nhỏ thuốc (khoảng bằng hạt đậu) lên vết nứt kẽ hậu môn. Massage nhẹ nhàng để thuốc thấm vào vết thương.
  • Có thể sử dụng 2-3 lần/ngày hoặc tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ em trên 6 tháng tuổi nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Giá thành: 150.000 – 200.000 VNĐ/tuýp 15g.

Thuốc bôi Nitroglycerin 0,2%

Thuốc bôi Nitroglycerin 0,2%

3.5. Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn Glyceryl Trinitrate (GTN)

Đây là loại thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn có tác dụng làm giãn cơ vòng, hỗ trợ giảm đau tổn thương hiệu quả. Đồng thời, tăng cường lưu lượng máu đến vết thương giúp tái tạo mô mới và nhanh chóng phục hồi. 

Tuy nhiên, chỉ sử dụng loại thuốc này khi có đơn kê của bác sĩ và không tự ý dùng cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch sẽ bàn tay và vùng hậu môn rồi lau khô bằng khăn sạch.
  • Thoa một lượng bằng hạt đậu lên vùng tổn thương.
  • Ưu tiên thoa trước khi đi ngủ để hạn chế chà xát khi ngồi làm mất tác dụng của thuốc.
  • Sử dụng 2 lần/ngày, liên tục trong 8 tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Giá thành: 100.000 – 150.000 VNĐ/tuýp 10g.

4. Bác sĩ chia sẻ một số lưu ý khi sử dụng thuốc nứt kẽ hậu môn

TS.BS nội soi tiêu hoá Đỗ Anh Giang cho biết, bên cạnh những công dụng chính của thuốc, người bệnh vẫn cần lưu ý một số vấn đề trong cách sử dụng và nắm rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Điều này giúp bạn phát hiện sớm để thông báo kịp thời cho bác sĩ,

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm:

  • Kích ứng da: Da mẩn đỏ, ngứa rát, bong tróc. 
  • Khó chịu: Xuất hiện cảm giác nóng rát, châm chích tại khu vực bôi thuốc.
  • Đau đầu: Đau đầu nhẹ, kèm theo triệu chứng chóng mặt, buồn nôn.
  • Hạ huyết áp: Huyết áp giảm đột ngột, có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu.
  • Methemoglobinemia (Hiếm gặp): Gây ra các triệu chứng như xanh tím da, môi, móng tay, mệt mỏi, khó thở.

Khi gặp một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc tới khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. 

Ngoài ra, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tránh bôi thuốc lên mắt, mũi miệng và bảo quản ở nơi khô ráo, tránh xa tầm với của trẻ em.

Nên mua và sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ

Nên mua và sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ

Trên đây là những giải đáp chi tiết về vấn đề nứt kẽ hậu môn uống thuốc gì tới anh Nhật và quý anh chị/cô chú đang tìm hiểu thông tin. Đón đọc những bài viết tiếp theo của Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang để biết thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích.

Nguồn tham khảo

1. Nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân, biến chứng nguy hiểm và cách điều trị

https://www.nhathuocankhang.com/benh/benh-nut-ke-hau-mon

2. Bệnh nứt kẽ hậu môn

https://benhvienvietduc.org/benh-nut-ke-hau-mon.html

3. Có thuốc nào trị nứt kẽ hậu môn?

https://suckhoedoisong.vn/co-thuoc-nao-tri-nut-ke-hau-mon-169182802.htm

4. Các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn mang lại hiệu quả nhanh chóng

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-thuoc-boi-nut-ke-hau-mon-mang-lai-hieu-qua-nhanh-chong-59389.html

5. Nứt kẽ hậu môn

https://dantri.com.vn/tra-cuu-suc-khoe/tieu-hoa/nut-ke-hau-mon.htm

1900.1080
FB chat
Chat zalo
Vị trí