HOTLINE: 0287 306 8668

Polyp dạ dày là gì? Cảnh báo nguy cơ ung thư và cách điều trị

DR Giang

Cố vấn chuyên môn: TS. BS ĐỖ ANH GIANG

  • Giám đốc Phòng khám Nội soi - Tiêu hóa Dr.Giang
  • Nguyên PGĐ Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Bạch Mai
Đặt Lịch Hẹn

Polyp dạ dày thường không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh chỉ phát hiện ra trong quá trình nội soi dạ dày. Hiện tại, vẫn chưa có nhiều người thực sự hiểu rõ về bản chất của polyp ở dạ dày, những nguyên nhân và triệu chứng ban đầu để phát hiện điều trị sớm. Bài viết dưới đây của Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang được tham vấn trực tiếp bởi Tiến sĩ, bác sĩ nội soi tiêu hoá Đỗ Anh Giang (Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích nhất.

1. Polyp dạ dày là gì?

Polyp ở dạ dày (gastric polyp) là khối tế bào hình thành trên lớp tế bào biểu mô trong cùng của dạ dày. Và polyp hình thành do sự phát triển bất thường của các tế bào trên bề mặt biểu mô. Hầu hết trong số chúng đều là những u lành tính nhưng vẫn có trường hợp chuyển thành ung thư dạ dày.

Có 3 loại polyp ở dạ dày bao gồm:

  • Polyp tăng sản (Hyperplastic polyp): Đây là loại polyp phổ biến, chiếm khoảng 60-70% các trường hợp. Loại này thường có kích thước nhỏ, có cuống và bề mặt mịn. Polyp tăng sản xuất hiện do sự tăng sinh quá mức của các tế bào trên niêm mạc dạ dày.
  • Polyp tuyến (Adenomatous polyp): Chiếm 20-30% các trường hợp và thường có kích thước lớn hơn polyp tăng sản và có thể có cuống hoặc không.  Polyp tuyến thường lớn hơn polyp tăng sản và có thể có cuống hoặc không cuống. 
  • Polyp tuyến dạ dày (Foveolar polyp): Chiếm khoảng 1-2% các trường hợp. Chúng có kích thước nhỏ, có cuống, bề mặt mịn. Polyp tuyến dạ dày thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và không có nguy cơ ung thư.
Polyp mọc trên lớp tế bào biểu mô trong cùng của dạ dày

Polyp mọc trên lớp tế bào biểu mô trong cùng của dạ dày

2. Liệt kê 5 nguyên nhân chính gây ra polyp trong dạ dày

Theo đánh giá của TS.BS Đỗ Anh Giang, có một số nguyên nhân chính gây ra bệnh polyp dạ dày như viêm dạ dày mãn tính, vi khuẩn Helicobacter pylori, sử dụng một số loại thuốc điều trị dạ dày và có chế độ sinh hoạt không lành mạnh.

  • Bệnh viêm dạ dày mãn tính: Là nguyên nhân gây ra polyp tăng sản do viêm nhiễm lớp niêm mạc dạ dày lâu ngày gây ra. Chúng làm tăng sinh quá mức các tê sbafo niêm mạc dạ dày tạo thành polyp. Thường những polyp tăng sản lớn trên 1cm mới nguy cơ hoá thành ung thư và được bác sĩ chỉ định cắt bỏ trong quá trình nội soi.
  • Vi khuẩn (Helicobacter pylori): H. pylori là một loại vi khuẩn có thể sống trong lớp niêm mạc dạ dày và gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Nhiễm H. pylori cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc polyp dạ dày.
  • Sử dụng thuốc điều trị dạ dày: Một số loại thuốc như ức chế bơm proton (PPI), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) nếu sử dụng thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc polyp dạ dày. Có tới 23% bệnh nhân sau khi được chẩn đoán có polyp dạ dày là do tác dụng của thuốc PPI với tiền sử sử dụng trên 5 năm. 
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Việc uống rượu bia, hút thuốc lá trong thời gian dài hoặc ăn uống nhiều đồ cay nóng, bỏ bữa dài ngày là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày mãn tính. Một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện polyp dạ dày.
  • Do di truyền: Hay còn gọi là bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP) di truyền từ đời ông bà/bố mẹ khiến một số tế bào trên niêm mạc dạ dày hình thành polyp tuyến cơ, sau đó phát triển thành ung thư.
  •  
Bệnh viêm dạ dày mãn tính là một trong những nguyên nhân hình thành polyp ở dạ dày

Bệnh viêm dạ dày mãn tính là một trong những nguyên nhân hình thành polyp ở dạ dày

3. Những dấu hiệu khởi phát khi có polyp dạ dày

Những dấu hiệu ban đầu thường khó nhận biết nhưng nếu chú ý quan sát và theo dõi sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm hơn, từ đó giúp điều trị kịp thời.

  • Đau bụng: Các cơn đau bụng có thể xuất hiện âm ỉ hoặc nhói ở vùng thượng vị hoặc trung vị. Xuất hiện chỉ trong một vài giây rồi biến mất nhưng có thể quay lại sau vài ngày.
  • Buồn nôn và nôn: Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn nôn và đôi khi nôn. 
  • Chán ăn: Thường xuyên đầy bụng, chán ăn, mệt mỏi kéo theo sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đi ngoài ra máu: Có thể thấy phân đi kèm lẫn với một chút nhầy, máu đôi khi có màu đen khác thường.
  • Thiếu máu: Có thể phát hiện nếu đi xét nghiệm máu, nguyên nhân là quá trình chảy máu dài ngày từ polyp ở dạ dày gây ra kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, khó thở, mệt mỏi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi gặp các dấu hiệu cảnh báo “đỏ” dưới đây, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán:

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn ra máu
  • Phân đen hoặc lẫn nhiều máu
Cần tới khám bác sĩ ngay trong trường hợp đi đại tiện có kèm máu

Cần tới khám bác sĩ ngay trong trường hợp đi đại tiện có kèm máu

4. 4 phương pháp chẩn đoán polyp dạ dày phổ biến tại bệnh viện lớn

Hiên nay, tại các bệnh viện lớn đang áp dụng 4 phương pháp chẩn đoán bao gồm nội soi dạ dày, chụp X-quang, chụp CT và siêu âm nội soi.

4.1. Nội soi dạ dày

Đây là phương pháp chẩn đoán polyp ở dạ dày hiệu quả, an toàn được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện lớn. 

Nội soi dạ dày sử dụng một ống mềm nhỏ, đường kính khoảng 5.9mm, đầu có gắn camera và đèn LED để đưa vào dạ dày qua đường miệng. Qua màn hình, bác sĩ có thể phát hiện sớm hình ảnh polyp trên niêm mạc dạ dày. Đồng thời đánh giá  vị trí, kích thước và hình dạng của chúng.

Trong quá trình nội soi dạ dày, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô polyp để xét nghiệm sinh thiết nhằm phát hiện ung thư.

Cắt polyp có thể được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày

Cắt polyp có thể được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày

4.2. Chụp X-quang dạ dày

Phương pháp ít phổ biến hơn nội soi dạ dày do không thể phát hiện được những polyp có kích thước nhỏ thông qua phim chụp. Đồng thời, không cho phép bác sĩ lấy mẫu sinh thiết ung thư.

4.3. Chụp CT dạ dày

Là phương pháp sử dụng tia X quét cắt lớp để tạo ra hình ảnh chi tiết về dạ dày cho phép phát hiện polyp nhỏ và đánh giá sự thâm nhiễm của khối u, ổ di căn nếu có ung thư. 

Chụp CT scan có thể phát hiện di căn ở ổ bụng, gan, tuỵ, phổi, màng phổi hoặc hạch rốn phổi.

Tuy nhiên, chụp CT dạ dày ít được sử dụng hơn so với nội soi dạ dày vì chi phí cao hơn và có thể gây ra tác hại do tia X.

Chụp CT có thể tạo ra hình ảnh chi tiết về dạ dày

Chụp CT có thể tạo ra hình ảnh chi tiết về dạ dày

4.4. Siêu âm nội soi

Là phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh chi tiết về thành dạ dày.

Ống nội soi có gắn đầu dò siêu âm có thể phát hiện những polyp nhỏ nằm sâu trong thành dạ dày mà nội soi dạ dày không thể nhìn thấy. Siêu âm nội soi thường được kết hợp với nội soi dạ dày để chẩn đoán polyp dạ dày.

4.5. Các bước chẩn đoán polyp ở dạ dày

Các bước chẩn đoán polyp ở dạ dày tại các bệnh viện lớn và phòng khám chuyên khoa bao gồm các bước sau:

Bước 1: Khám lâm sàng

Người bệnh nói cho bác sĩ biết về các triệu chứng, tiền sử bệnh, sử dụng thuốc hoặc có ai trong gia đình đã từng có polyp trong dạ dày, ung thư dạ dày hay chưa.

Bước 2: Khám cận lâm sàng

 Bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác tình trạng, kích thước, và mức độ nguy hiểm của polyp.

Bước 3: Làm một số xét nghiệm

  • Xét nghiệm phân: Kiểm tra mẫu phân để phát hiện vi khuẩn Hp.
  • Kiểm tra hơi thở: Uống dung dịch chứa urea và kiểm tra nồng độ khí carbon dioxide.
  • Test urease nhanh (RUT): Dùng Urea-Indol để xác định sự tồn tại của vi khuẩn Hp.
  • Xét nghiệm gen di truyền: Thực hiện khi có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày hoặc polyp.

Bước 4: Nội soi tiêu hoá

Sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera để nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng để phát hiện  chính xác polyp trong dạ dày kết hợp sinh thiết.

5. Thống kê nguy cơ ung thư do polyp dạ dày gây ra

Theo số liệu thống kê, có tới 70-80% polyp ở dạ dày là lành tính và không có nguy cơ phát triển thành ung thư. Số còn lại thuộc dạng polyp tuyến (adenomatous polyp) chiếm 20-30% nguy cơ ung thư. Ngoài ra, theo TS.BS Đỗ Anh Giang cho biết, polyp tuyến nhiều nhú (villous polyp) và polyp tuyến có loạn sản (dysplasia) thường có nguy cơ ung thư cao hơn các polyp cùng loại. 

Ở Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 3 về độ phổ biến và có hơn 17.000 ca mắc mỗi năm.Trong đó, nguyên nhân ung thư do polyp ở dạ dày chiếm khoảng 2-3%.

Tỷ lệ ung thư từ polyp tuyến dạ dày tăng theo kích thước của polyp:

  • Polyp tuyến nhỏ (dưới 1 cm): Tỷ lệ ung thư khoảng 5%.
  • Polyp tuyến trung bình (1-2 cm): Tỷ lệ ung thư khoảng 20%.
  • Polyp tuyến lớn (trên 2 cm): Tỷ lệ ung thư khoảng 50%.

Đặc biệt, nguy cơ ung thư dạ dày do polyp ở dạ dày cao hơn ở những đối tượng như:

  • Có người trong gia đình từng mắc ung thư dạ dày.
  • Bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
  • Uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều đồ cay nóng
  • Ăn nhiều thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, thức ăn đóng hộp
  • Ăn ít trái cây và rau xanh.

Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ ung thư dạ dày cao, cần đi nội soi dạ dày định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm và cắt bỏ các polyp trước khi chúng tiến triển thành ung thư. 

Tỷ lệ ung thư dạ dày do polyp chiếm khoảng 20-30%

Tỷ lệ ung thư dạ dày do polyp chiếm khoảng 20-30%

6. Điều trị polyp dạ dày như thế nào an toàn và hiệu quả nhất?

Hiện nay, cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị hiệu quả nhất khi phát hiện polyp dạ dày. Phương pháp này còn tùy thuộc vào kích thước, loại và vị trí của polyp.

  • Đối với polyp tuyến đáy vị: Khối tế bào có kích thước lớn hơn 10mm sẽ được cắt bỏ ngay lập tức. Nếu không kèm theo dấu hiệu bất thường thì không cần điều trị thêm nhưng vẫn cần tái nội soi thực quản – dạ dày trong vòng 3-6 tháng sau khi phẫu thuật.
  • Đối với polyp tăng sản: Thường chỉ cần làm xét nghiệm và kiểm tra, áp dụng trong trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi bằng nội soi sau đó 1 năm để phát hiện polyp mới để thực hiện cắt bỏ.
  • Đối với polyp u tuyến: Có nguy cơ cao biến chứng thành ung thư nên được cắt bỏ ngay trong lần nội soi đầu tiên và tái khám bằng nội soi trong 3-4 tháng tiếp theo. Có thể đi kèm sinh thiết các khu vực xung quanh để theo dõi sự phát triển của tế bào ung thư.

7. Lưu ý để phòng ngừa polyp ở dạ dày

Có thể giảm nguy cơ mắc polyp ở dạ dày và ngăn ngừa tiến triển ung thư bằng cách:

  • Điều trị nhiễm H. pylori: Điều trị sớm vi khuẩn HP sẽ giúp phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đồng thời giảm nguy cơ hình thành polyp trong dạ dày. Thường bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bệnh nhân để điều trị HP.
  • Không sử dụng thuốc NSAID: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen,… có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ hình thành polyp ở dạ dày. Vì vậy, chỉ khi có chỉ định của bác sĩ mới sử dụng các loại thuốc trên.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá: Khói thuốc lá có chứa nicotin khi được hút vào trong dạ dày sẽ kích thích sản sinh nhiều chất cortisol, một trong những tác nhân gây viêm loét dạ dày. Trong khi đó, rượu bia có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ hình thành polyp ở dạ dày. Vì vậy, cần hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, thuốc lá nếu không muốn xuất hiện polyp tiến triển thành ung thư.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn đồ cay nóng sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày, thay vào đó, ăn nhiều trái cây, rau xanh giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng và hình thành polyp trong dạ dày.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nên thực hiện ít nhất 1 năm/lần nếu kết quả trước không phát hiện bệnh lý và 3-6 tháng/lần nếu có bệnh lý bất thường tuỳ vào chỉ định của bác sĩ.
Cần điều trị vi khuẩn HP từ sớm để ngăn ngừa hình thành polyp trong dạ dày

Cần điều trị vi khuẩn HP từ sớm để ngăn ngừa hình thành polyp trong dạ dày

8. Chế độ dinh dưỡng cho người mắc polyp trong dạ dày

Khi mắc polyp ở dạ dày, để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn như sau:

Thực phẩm nên ăn:

  • Rau cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ, rau dền.
  •  Táo, chuối, dưa hấu, quả mọng cung cấp một lượng vitamin dồi dào cho cơ thể.
  • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch.
  • Thịt gà, cá, đậu hũ, đậu nành
  • Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn và tăng cường miễn dịch.

Thực phẩm không nên ăn

  • Ớt, hạt tiêu, gia vị cay
  • Đồ ăn chiên xào dùng nhiều dầu mỡ.
  • Pizza, khoai tây chiên, gà rán.
  • Đồ uống có ga và cồn như rượu bia, nước ntoj.
  • Đồ ăn chế biến sẵn đóng hộp như xúc xích, thịt hun khói, thịt hộp.
Cần duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh để ngăn ngừa hình thành polyp trong dạ dày

Cần duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh để ngăn ngừa hình thành polyp trong dạ dày

9. Các thắc mắc thường gặp

Dưới đây là những thắc mắc thường gặp liên quan đến polyp trong dạ dày và giải đáp chi tiết.

9.1. Polyp ở dạ dày có nguy hiểm không?

Polyp trong dạ dày thường không nguy hiểm, tuy nhiên một số trường hợp có thể phát triển thành ung thư dạ dày. Nguy cơ ung thư phụ thuộc vào loại polyp, kích thước, vị trí và hình dạng của polyp. Vì vậy, cần đi khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

9.2. Polyp trong dạ dày có phải là ung thư không?

Polyp trong dạ dày không phải là ung thư và thường là khối u lành tính. Tuy nhiên, nếu là polyp tuyến (adenomatous polyp) thì có nguy cơ ung thư cao hơn.

9.3. Polyp trong dạ dày có thể tự biến mất không?

Polyp trong dạ dày không thể tự biến mất mà hầu hết sẽ tăng kích thước theo thời gian. Vì vậy, cần được theo dõi để điều trị sớm, thường là phẫu thuật cắt bỏ trong quá trình nội soi dạ dày.

9.4. Polyp dạ dày có gây đau không?

Polyp có kích thước nhỏ thường không gây đau nhưng polyp lớn có thể gây đau bụng âm ỉ, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa hoặc chảy máu dạ dày.

Những polyp lớn có thể gây ra cảm giác đau bụng âm ỉ trong nhiều ngày

Những polyp lớn có thể gây ra cảm giác đau bụng âm ỉ trong nhiều ngày

9.5. Polyp ở dạ dày có di truyền không?

Câu trả lời là . Các nghiên cứu khoa học có khoảng 5-10% trường hợp polyp ở dạ dày có liên quan đến di truyền. Điều này đồng nghĩa với việc nếu ông bà/cha mẹ có tiền sử polyp trong dạ dày thì con cái, cháu của họ có tỷ lệ mắc cao.

9.6. Có cần phải phẫu thuật polyp ở dạ dày không?

Thường khi xuất hiện polyp trong dạ dày, đặc biệt là polyp lớn sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khi nội soi.

9.7. Polyp ở dạ dày lành tính và ác tính khác nhau ra sao?

Để biết polyp ở dạ dày ác tính hay lành tính, người bệnh có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Đặc điểm

Polyp lành tính

Polyp ác tính

Loại polyp

Thường là polyp tăng sản (Hyperplastic polyp)

Thường là polyp tuyến (Adenomatous polyp)

Nguy cơ ung thư

Ít có nguy cơ ung thư

Có nguy cơ ung thư cao hơn

Đặc điểm

Bề mặt nhẵn mịn, có cuống, kích thước nhỏ dưới 1cm

Bề mặt lồi lõm, sần sùi, có thể không có cuống, kích thước trên 1cm

Tốc độ phát triển

Chậm

Nhanh

Triệu chứng

Thường không gây triệu chứng

Có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, chảy máu dạ dày

Điều trị

Theo dõi định kỳ hoặc cắt bỏ bằng nội soi

Cắt bỏ bằng nội soi

Tái phát

Ít tái phát

Có thể tái phát

9.8. So sánh polyp dạ dày và loét dạ dày khác nhau ở điểm nào?

Polyp là khối u phát triển trên niêm mạc dạ dày có thể là lành tính hoặc ác tính. Còn loét dạ dày là tổn thương trên bề mặt do niêm mạc bị bào mòn. Polyp thường không có triệu chứng nhưng loét dạ dày thường gây đau nhức dữ dội. Về phương pháp điều trị, bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ đối với polyp và dùng thuốc đặc trị với loét dạ dày.

9.9. Sau khi điều trị polyp dạ dày, cần tái khám sau bao lâu?

Lịch tái khám sau khi điều trị polyp dạ dày phụ thuộc vào loại polyp, kích thước, vị trí, hình dạng và nguy cơ ung thư. Dựa vào thông tin này, bác sĩ sẽ đưa ra lịch hẹn chính xác nhất.

  • Polyp tăng sản nhỏ (dưới 0,5 cm): Không cần tái khám định kỳ.
  • Polyp tăng sản lớn hơn 0,5 cm: Tái khám nội soi sau 2-3 năm.
  • Polyp tuyến nhỏ (dưới 1 cm): Tái khám nội soi sau 1-2 năm.
  • Polyp tuyến trung bình (1-2 cm): Tái khám nội soi sau 6 tháng đến 1 năm.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về polyp dạ dày và cách điều trị hiệu quả đang được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế lớn hiện nay. Nếu anh chị/cô chú còn có bất kỳ thắc mắc gì hay cần tìm địa chỉ điều trị polyp trong dạ dày, hãy liên hệ với Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang để được tư vấn chi tiết.

Nguồn tham khảo

1. Polyp dạ dày: Phát hiện sớm để chủ động phòng ngừa ung thư

https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/polyp-da-day-202.html

2. Ung thư dạ dày: Các biện pháp chẩn đoán và điều trị

http://benhvien108.vn/ung-thu-da-day:-cac-bien-phap-chan-doan-va-dieu-tri.htm

3. Bệnh polyp dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

https://www.nhathuocankhang.com/benh/polyp-da-day

4. Cai thuốc lá – giải pháp phòng ngừa bệnh dạ dày, trào ngược thực quản

https://soyte.hatinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/thong-tin-y-te/chuong-trinh-phong-chong-tac-hai-thuoc-la/cai-thuoc-la-giai-phap-phong-ngua-benh-da-day-trao-nguoc-thu.html

5. polyp dạ dày

http://bvquany7a.vn/ky-thuat/polyp-da-day

1900.1080
FB chat
Chat zalo
Vị trí