Nội soi trực tràng là gì? Quy trình nội soi trực tràng chi tiết
Cố vấn chuyên môn: TS. BS ĐỖ ANH GIANG
- Giám đốc Phòng khám Nội soi - Tiêu hóa Dr.Giang
- Nguyên PGĐ Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Bạch Mai
Để đánh giá tổn thương cũng như chẩn đoán bệnh lý bên trong trực tràng, bác sĩ thường chỉ định nội soi trực tràng. Tuy nhiên, nhiều cô bác, anh chị cảm thấy lo sợ bởi không biết nội soi trực tràng có đau không. Bác sĩ nội soi tiêu hoá Đỗ Anh Giang (Giám đốc trung tâm nội soi tiêu hoá Dr.Giang) sẽ giải đáp chi tiết ngay sau đây.
- 1. Nội soi trực tràng là gì?
- 2. Phân loại nội soi trực tràng
- 3. Khi nào cần nội soi trực tràng?
- 4. Các trường hợp chống chỉ định nội soi
- 5. Quy trình nội soi trực tràng
- 6. Chế độ ăn uống sau khi nội soi
- 7. Địa chỉ nội soi trực tràng uy tín và chi phí nội soi
- 8. Các thắc mắc thường gặp về nội soi trực tràng
1. Nội soi trực tràng là gì?
Nội soi trực tràng là kỹ thuật y khoa trong đó một ống nội soi có gắn camera được đưa vào qua đường hậu môn tới trực tràng để quan sát bên trong. Phương pháp này giúp phát hiện các tổn thương như viêm loét, khối u, polyp, xuất huyết niêm mạc. Đôi khi, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết để xác định tính chất của sang thương hoặc can thiệp như cầm máu, lấy dị vật hoặc cắt bỏ polyp nếu cần thiết.
Trực tràng là đoạn cuối của ruột già, dài khoảng 20 – 30 cm, có chức năng lưu giữ phân và các chất thải từ tiêu hóa trước khi đào thải qua ống hậu môn. Nếu trực tràng gặp vấn đề, việc đào thải phân và hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.
2. Phân loại nội soi trực tràng
Nội soi trực tràng có 2 loại chính là: nội soi trực tràng ống cứng và nội soi trực tràng ống mềm.
– Nội soi trực tràng ống cứng:
Nội soi trực tràng bằng ống cứng sử dụng một ống thẳng và cứng, đường kính từ 1 – 2 cm và dài từ 25 – 50 cm. Ống này được trang bị camera, ánh sáng và dụng cụ bơm hơi bằng tay để mở rộng lòng ruột. Tuy nhiên, phương pháp này gặp một số khó khăn, chẳng hạn như khó thực hiện cắt polyp. Khi mở nắp kính để đưa dụng cụ vào, hơi có thể thoát ra, làm lòng ruột xẹp lại và khó quan sát tổn thương, không thể ghi lại hình ảnh.
– Nội soi trực tràng ống mềm:
Nội soi trực tràng bằng ống mềm sử dụng ống soi có đường kính nhỏ khoảng 1,3 cm và dài khoảng 65 cm. Phương pháp này ít gây đau và khó chịu, bệnh nhân chỉ cần nằm nghiêng trái. Bác sĩ điều khiển ống soi và quan sát hình ảnh trên màn hình, có thể chụp hoặc ghi lại hình ảnh khi cần thiết. Với thiết kế mềm nhỏ, ống soi không làm tổn thương niêm mạc trực tràng, cung cấp hình ảnh rõ ràng và chính xác bên trong trực tràng và hậu môn.
3. Khi nào cần nội soi trực tràng?
Nội soi trực tràng sẽ được chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau:
– Đau bụng mãn tính, đặc biệt là ở vùng bụng dưới rốn hoặc đau theo cơn co thắt nhu động ruột
– Đại tiện ra máu, phân đen hoặc có lẫn máu, chất nhầy
– Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài không cải thiện khi điều trị
– Viêm đường ruột, viêm loét đại trực tràng
– Đau, ngứa, chảy dịch ở vùng hậu môn
– Sụt cân không rõ nguyên nhân
– Theo dõi tiến triển của các bệnh lý đã được chẩn đoán trước đó như viêm loét trực tràng, polyp hay ung thư trực tràng
– Tầm soát phát hiện sớm ung thư trực tràng ở những người có nguy cơ cao như người trên 40 tuổi hoặc có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng
4. Các trường hợp chống chỉ định nội soi
Dưới đây là các trường hợp chống chỉ định nội soi trực tràng:
– Những người cao tuổi và có sức khỏe yếu, khó chịu đựng các thủ thuật y tế
– Thai phụ, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ, nội soi trực tràng có thể ảnh hưởng đến thai nhi
– Bệnh nhân có vấn đề về tim mạch có nguy cơ cao gặp biến chứng trong quá trình nội soi
– Những người có bệnh lý về đông máu dễ bị chảy máu nhiều trong quá trình nội soi
– Bệnh nhân có tiền sử hoặc nguy cơ thuyên tắc phổi cần tránh nội soi để ngăn ngừa biến chứng
– Bệnh nhân sau phẫu thuật cần thời gian để hồi phục hoàn toàn trước khi tiến hành nội soi
5. Quy trình nội soi trực tràng
Có 3 giai đoạn trong quá trình nội soi trực tràng, bao gồm trước, trong và sau khi soi. Ở mỗi giai đoạn, cô bác, anh chị cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo quy trình nội soi an toàn và hiệu quả.
5.1. Chuẩn bị trước khi nội soi trực tràng
Trước khi tiến hành nội soi khoảng 1 tuần, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê toa và không kê toa. Bác sĩ sau đó sẽ hướng dẫn về các phương pháp làm sạch vùng trực tràng trước khi thực hiện nội soi, bao gồm cả cách thụt tháo, sử dụng thuốc Fleet enema hoặc Golistin Enema.
5.2. Quá trình tiến hành nội soi
Trước khi bắt đầu nội soi trực tràng, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng vùng hậu môn của bệnh nhân để phát hiện các tổn thương. Trong trường hợp phát hiện tổn thương, bác sĩ sẽ điều chỉnh thao tác để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng hoặc làm tổn thương nghiêm trọng hơn trong quá trình nội soi.
Khi thực hiện nội soi trực tràng, người bệnh sẽ nằm nghiêng bên trái và hai chân gập cao gần bụng. Bác sĩ sau đó sẽ dùng ống nội soi mềm đi qua hậu môn, di chuyển từ từ đến trực tràng và quan sát khu vực này thông qua một camera được kết nối với màn hình TV bên ngoài.
Trong suốt quá trình nội soi trực tràng, nếu phát hiện polyp hoặc những dấu hiệu nghi ngờ về ung thư, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ các polyp hoặc thực hiện sinh thiết để xác định chính xác.
Thời gian thực hiện nội soi trực tràng thường rất nhanh, khoảng 10 phút (đối với các trường hợp không phát hiện tổn thương cần can thiệp). Sau đó, bác sĩ rút ống nội soi ra và hoàn tất quá trình nội soi trực tràng.
5.3. Những điều cần lưu ý sau khi nội soi
Sau khi hoàn thành nội soi trực tràng, người bệnh sẽ được dẫn về phòng nghỉ để thư giãn và giảm bớt cảm giác khó chịu.
Nếu không có hướng dẫn đặc biệt từ bác sĩ, người bệnh có thể trở lại ăn uống bình thường sau khoảng 1 – 2 giờ. Ưu tiên các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, soup và tránh các thực phẩm chua, mỡ, nước có gas, rượu bia và thuốc lá, vì chúng không tốt cho sức khỏe tiêu hóa.
6. Chế độ ăn uống sau khi nội soi
Sau khi hoàn thành nội soi, bệnh nhân cần lưu ý và tuân thủ một số quy định sau đây:
6.1. Sau nội soi trực tràng nên ăn gì?
Sau khi nội soi xong, bệnh nhân nên ăn những thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, bánh bông lan mềm và nên uống sữa nguội vì sữa nóng có thể làm tổn thương dạ dày. Các món ăn nên được chế biến từ các loại thực phẩm giúp trung hòa dịch vị acid và cần chế biến kỹ, mềm và loãng như cháo, súp, các món ninh và hầm nhừ.
Bệnh nhân có thể chia bữa ăn chính thành những bữa nhỏ nhiều lần trong ngày, mỗi bữa ăn cách nhau ít nhất 3 – 4 tiếng.
6.2. Sau nội soi không nên ăn gì?
Các loại thực phẩm có hàm lượng axit cao như chanh, xoài, bưởi và các món ăn được muối chua lên men như dưa kiệu, cà muối nên tránh. Các loại trái cây gây khó tiêu như táo, ổi cũng nên hạn chế.
Ngoài ra, không nên ăn các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các sản phẩm đóng hộp hoặc được chế biến sẵn đông lạnh như xúc xích, lạp xưởng. Bệnh nhân cũng nên tránh các loại bánh kẹo ngọt và uống nước có gas trong những ngày đầu sau khi nội soi. Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và cà phê, vì những chất này có thể gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.
7. Địa chỉ nội soi trực tràng uy tín và chi phí nội soi
Nếu cô bác, anh chị đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để thực hiện nội soi trực tràng, Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang là một trong những lựa chọn hàng đầu. Tại đây, các bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo quy trình nội soi diễn ra an toàn và hiệu quả.
7.1. Nội soi trực tràng ở đâu?
Trung tâm nội soi tiêu hoá Dr. Giang là một địa chỉ uy tín tại Hà Nội, chuyên cung cấp các dịch vụ nội soi tiêu hoá với sự điều hành chuyên nghiệp từ Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Giang.
Trung tâm cung cấp đầy đủ các dịch vụ nội soi như nội soi dạ dày, nội soi đại trực tràng và các quy trình nội soi liên quan đến đường tiêu hóa. Bác sĩ Đỗ Anh Giang, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao trong từng ca khám và điều trị.
Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Giang là Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa. Ông được biết đến với trình độ chuyên môn cao và phẩm chất y đức tốt.
Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Giang đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học với các công trình được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Ông cũng thường xuyên tham gia các hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế về nội soi tiêu hóa. Với những thành tích đáng khen ngợi này, ông đã được Bộ Y tế tặng nhiều bằng khen và giấy khen về thành tích trong công tác khám chữa bệnh.
Đặc biệt, Trung tâm nội soi tiêu hoá Dr. Giang luôn đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và tận tình. Nơi đây cũng được biết đến với môi trường chuyên nghiệp và thân thiện, giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm và tin tưởng khi sử dụng dịch vụ nội soi tiêu hoá.
Với cam kết về chất lượng dịch vụ và sự chăm sóc tận tình, Trung tâm nội soi tiêu hoá Dr. Giang là sự lựa chọn đáng tin cậy cho những ai đang cần khám và điều trị các vấn đề về đường tiêu hoá.
7.2. Nội soi trực tràng bao nhiêu tiền?
Bảng giá tham khảo nội soi trực tràng như sau:
Dịch vụ | Chi phí |
Nội soi trực tràng không sinh thiết | 600.000 – 800.000 VNĐ |
Nội soi trực tràng không sinh thiết, có gây m | 1.400.000 – 1.600.000 VNĐ |
Nội soi trực tràng sinh thiết | 1.000.000 – 1.300.000 VNĐ |
Nội soi trực tràng sinh thiết có gây mê | 1.700.000 -2.500.000 VNĐ |
8. Các thắc mắc thường gặp về nội soi trực tràng
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp về nội soi trực tràng và giải đáp chi tiết:
8.1. Nội soi trực tràng có đau không?
Trong quá trình nội soi, bệnh nhân thường cảm thấy hơi đau nhẹ ở vùng bụng dưới và có cảm giác muốn đi đại tiện. Đa số người bệnh có thể chịu được quá trình này do ống nội soi chỉ đưa vào khoảng 15 – 20 cm trong trực tràng.
Tuy nhiên, đối với những người có ngưỡng chịu đau thấp, có thể cảm thấy đau đớn hơn. Đối với những người lo sợ đau, có thể lựa chọn phương pháp nội soi trực tràng gây mê. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện tiền mê cho bệnh nhân trước khi nội soi, giúp họ không cảm nhận được cảm giác đau đớn trong suốt quá trình.
8.2. Nội soi trực tràng mất bao lâu?
Thực hiện nội soi trực tràng diễn ra rất nhanh, chỉ từ 5 đến 10 phút. Thời gian còn phụ thuộc vào việc có cần thiết phải cắt polyp, can thiệp điều trị các vấn đề như cầm máu hay thực hiện sinh thiết.
8.3. Nội soi trực tràng có phải nhịn ăn không?
Người bệnh không cần phải nhịn ăn trước khi nội soi trực tràng, chỉ cần thực hiện việc sử dụng một ống thuốc như Fleet enema, Golistin Enema để làm sạch ruột trước khi điều trị. Sau khi hoàn thành quá trình làm sạch, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng nội soi để tiến hành kiểm tra.
Nội soi trực tràng là phương pháp hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở vùng trực tràng và hậu môn. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Nội soi Tiêu hoá Dr. Giang để biết thêm chi tiết và đặt lịch hẹn khám.
1. Nội soi trực tràng và những điều cần biết
https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/noi-soi-truc-trang-va-nhung-ieu-can-biet
2. Nội soi trực tràng: Quy trình và những lưu ý khi thực hiện
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/noi-soi-truc-trang-quy-trinh-va-nhung-luu-y-khi-thuc-hien.html
3. Nội soi trực tràng
https://careplusvn.com/vi/noi-soi-truc-trang
4. Khi nào cần nội soi trực tràng?
https://bvnguyentriphuong.com.vn/noi-tieu-hoa/khi-nao-can-noi-soi-truc-trang