Bác sĩ giải đáp: Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu?
Cố vấn chuyên môn: TS. BS ĐỖ ANH GIANG
- Giám đốc Trung tâm Nội soi - Tiêu hóa Dr.Giang
- Nguyên PGĐ Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Bạch Mai
“Xin chào bác sĩ! Tuần trước tôi có đến bệnh viện để nội soi dạ dày do gặp các triệu chứng ợ chua, đau thượng vị. Kết quả cho thấy tôi bị trào ngược dạ dày thực quản và đau dạ dày. Vậy với trường hợp của tôi thì khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu để đảm bảo phát hiện kip thời các tiến triển của bệnh? Rất mong bác sĩ giải đáp.” (Trần Vĩ – 30 tuổi, Hải Phòng)
Trả lời: Chào anh Trần Vĩ! Rất cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho Trung tâm nội soi – tiêu hoá Dr.Giang. Để trả lời câu hỏi của anh, chúng tôi đã mời tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Giang (Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) giải đáp chi tiết trong phần dưới đây.
Có nên nội soi dạ dày thường xuyên hay không?
Theo bác sĩ Đỗ Anh Giang, không nên thường xuyên nội soi dạ dày, chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ và tuỳ theo bệnh lý hiện tại. Việc nội soi dạ dày quá thường xuyên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ra tổn thương mũi, thủng dạ dày, chảy máu…
Hơn nữa, nội soi dạ dày nhiều sẽ tốn kém thời gian và chi phí cho người bệnh. Đặc biệt với nội soi gây mê có giá thành đắt hơn nhiều so với những phương pháp khác.
Thuốc gây mê sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với người dị ứng với các thành phần của thuốc như đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim… Tuy những trường hợp này khá hiếm gặp nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu?
Khoảng thời gian giữa 2 lần nội soi dạ dày còn tùy thuộc vào bệnh lý người bệnh đang mắc phải. Việc tuân thủ lịch nội soi dạ dày định kỳ giúp đảm bảo lộ trình điều trị có kết quả, đồng thời phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, chảy máu, xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có lịch nội soi phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.
- Đau dạ dày mức độ nhẹ: Nội soi 1 lần duy nhất.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Nội soi 6 tháng/lần.
- Đau dạ dày mãn tính, nhiễm khuẩn HP: Nội soi 3 lần/năm.
- Barrett thực quản, loạn sản dạ dày: Nội soi 1 năm/lần.
- Xuất huyết dạ dày: Nội soi nhiều lần trong ngày để theo dõi, đưa ra hướng điều trị phù hợp.
- Bệnh đa polyp tuyến gia đình: Nội soi tối thiểu 3 năm/lần để theo dõi sát sao, kiểm soát cắt bỏ polyp ngăn ngừa ung thư.
- Người có nguy cơ trung bình mắc bệnh ung thư dạ dày: Nội soi 1-2 năm/lần.
- Người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày: Nội soi 6 tháng-1 năm/lần.
- Người có tiền sử mắc bệnh dạ dày: Nội soi 3-6 tháng/lần.
- Người đã từng điều trị ung thư dạ dày: Nội soi 3-6 tháng/lần.
- Người có thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia thường xuyên: Nội soi 2-3 năm/lần
- Người có chế độ ăn uống không lành mạnh: Nội soi định kỳ 3-5 năm một lần.
- Người có tiền sử loét dạ dày tá tràng: 1-2 năm/lần
- Người có tiền sử nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: 1 năm/lần.
Như vậy, trường hợp của anh Trần Vĩ cho kết quả mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản từ lần khám trước thì khoảng cách nội soi thứ hai sẽ là 6 tháng/lần.
Trường hợp cần nội soi dạ dày sớm hơn
Bác sĩ Đỗ Anh Giang nhấn mạnh: “Tuy hai lần nội soi dạ dày cách nhau một khoảng nhất định nhưng ở một số trường hợp vẫn cần tái khám sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.”
Theo đó, những triệu chứng được bác sĩ yêu cầu cần tái khám sớm bao gồm:
- Đau bụng dữ đội, cơn đau lan rộng ra vùng ngực, lưng, xương chậu.
- Nôn mửa nhiều, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân.
- Ăn uống khó, cảm giác nghẹn ở cổ họng khi nuốt.
- Thường xuyên ợ nóng, ợ chua, luôn cảm thấy nóng ngực khó chịu do axit trào ngược lên.
- Chán ăn, bỏ ăn.
- Kết quả nội soi trước phát hiện dấu hiệu ung thư sớm như viêm loét dạ dày tá tràng, dị sản niêm mạc dạ dày, polyp dạ dày.
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Thường xuyên uống rượu bia, ăn uống không lành mạnh.
Lưu ý khi thực hiện nội soi dạ dày
Khi nội soi dạ dày, để đảm bảo an toàn và chẩn đoán điều trị chính xác, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Thực hiện tại cơ sở y tế uy tín
- Lựa chọn nội soi tại bệnh viện lớn, phòng khám uy tín để được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm và sử dụng trang thiết bị hiện đại.
- Bạn có thể tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng để lựa chọn cơ sở y tế phù hợp.
Chuẩn bị đầy đủ trước khi nội soi
- Trước khi nội soi, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và nhịn uống ít nhất 2 tiếng.
- Báo cho bác sĩ các loại thuốc bạn đang sử dụng và bệnh nền.
- Tháo bỏ một số trang sức như dây chuyền, vòng tay, hoa tai
- Mang theo giấy tờ tuỳ thân và tài chính.
Cẩn thận sau khi nội soi để tránh các biến chứng
- Nghỉ ngơi và không ăn uống ít nhất 1 tiếng sau khi nội soi tại bệnh viện.
- Trong 24h đầu, nên ăn uống nhẹ nhàng sau khi nội soi để tránh gây kích ứng dạ dày. Ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá.
- Tránh vận động mạnh, lao động quá sức, chơi thể thao trong 2-3 ngày đầu sau nội soi dạ dày.
- Thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Các câu hỏi thường gặp
Ngoài vấn đề khoảng thời gian giữa hai lần nội soi, người bệnh sẽ gặp một số băn khoăn dưới đây:
Nội soi dạ dày gây mê có an toàn hơn nội soi dạ dày thông thường?
Cả hai phương pháp đều an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn.
Nên nội soi dạ dày bao lâu một lần?
Tần suất nội soi dạ dày còn tùy thuộc vào bệnh lý bạn đang gặp phải, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn rõ hơn. Thường những người mắc bệnh lý hoặc có nguy cơ ung thư cao sẽ được bác sĩ chỉ định nội soi với tần suất nhiều hơn để theo dõi tiến triển của bệnh, đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Nội soi dạ dày 1 năm mấy lần?
Theo khuyến cáo chung, người bình thường nên nội soi dạ dày định kỳ 3-5 năm/lần
Một số người mắc các bệnh lý về dạ dày cần có tần suất nội soi dạ dày 1-3 lần/năm, cụ thể như sau:
- Trường hợp người có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày nên nội soi 1-2 lần/năm
- Đau dạ dày mãn tính, nhiễm khuẩn HP: 3 lần/năm
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản: 2 lần/năm
- Barrett thực quản, loạn sản dạ dày: 1 lần/năm
- Người có tiền sử mắc bệnh dạ dày: 3 lần/năm
- Người đã từng điều trị ung thư dạ dày: 2-3 lần/năm
- Người có tiền sử nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: 1 lần/năm
Người có tiền sử bệnh tim mạch có nên nội soi dạ dày?
Người có tiền sử tim mạch có thể nội soi dạ dày nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch và xác định xem bạn có phù hợp để nội soi hay không. Thường những người mắc bệnh tim mạch sẽ được tư vấn lựa chọn nội soi gây mê bởi chúng giúp người bệnh thư giãn, giảm bớt lo lắng trong quá trình nội soi.
Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày và một số câu hỏi liên quan. Người bệnh không nên tự ý quyết định mà cần thông báo cho bác sĩ kết quả những lần khám trước và sức khoẻ hiện tại để được tư vấn tần suất khám phù hợp. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường, hãy đến Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang hoặc liên hệ hotline 0382.365.186 để được hỗ trợ.