Cắt polyp đại tràng là gì? Quy trình, khi nào nên thực hiện
Cố vấn chuyên môn: TS. BS ĐỖ ANH GIANG
- Giám đốc Trung tâm Nội soi - Tiêu hóa Dr.Giang
- Nguyên PGĐ Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Bạch Mai
Polyp đại tràng là khối u nhỏ, lành tính phát triển trên bề mặt niêm mạc đại tràng (colon). Hầu hết polyp đại tràng không có hại nhưng vẫn có tỷ lệ nhất định gây ra ung thư. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay đó là phẫu thuật cắt polyp đại tràng. Quy trình thực hiện và những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này sẽ được Tiến sĩ, bác sĩ nội soi tiêu hoá Đỗ Anh Giang (Giám đốc Trung tâm nội soi Dr.Giang) chia sẻ trong bài viết dưới đây.
- 1. Cắt polyp đại tràng là gì? 3 phương pháp loại bỏ phổ biến
- 2. Những nguyên nhân chính gây ra polyp đại tràng
- 3. Các triệu chứng thường gặp khi mắc polyp đại tràng
- 4. Các loại polyp đại tràng
- 5. Chẩn đoán polyp đại tràng bằng phương pháp nào?
- 6. Khi nào nên cắt polyp đại tràng?
- 7. Quy trình cắt polyp đại tràng
- 8. Các phương pháp cắt polyp ở đại tràng phổ biến nhất hiện nay
- 9. Nguy cơ biến chứng sau khi cắt polyp đại tràng cần lưu ý
- 10. Nguy cơ ung thư từ polyp đại tràng
- 11. Phục hồi sau khi cắt polyp đại tràng
- 12. Cách phòng ngừa polyp đại tràng tái phát
- 13. Chi phí điều trị cắt polyp đại tràng
- 14. Câu hỏi thường gặp
- 14.1. Cắt polyp ở đại tràng có đau không?
- 14.2. Sau khi cắt polyp đại tràng cần nghỉ ngơi bao lâu?
- 14.3. Sau bao lâu thì cần tái khám polyp đại tràng?
- 14.4. Cắt polyp ở đại tràng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
- 14.4. Uống thuốc gì sau khi cắt polyp đại tràng?
- 14.5. Sau khi cắt polyp ở đại tràng có phải kiêng quan hệ không?
- 14.6. Cắt polyp đại tràng có mọc lại không?
- 15. Trung tâm nội soi tiêu hoá Dr.Giang – Địa chỉ cắt polyp ở đại tràng uy tín
1. Cắt polyp đại tràng là gì? 3 phương pháp loại bỏ phổ biến
Cắt polyp đại tràng là thủ thuật thực hiện để loại bỏ các khối u (polyp) trên niêm mạc đại tràng. Hiện tại, có 3 phương pháp cắt polyp trong đại tràng phổ biến hiện nay đó là:
– Cắt polyp trong quá trình nội soi: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cắt polyp trong quá trình nội soi. Đối với những polyp lớn trên 2cm, bác sĩ có thể tiêm một lớp chất lỏng bên dưới niêm mạc dạ dày để polyp nhô cao, tạo điều kiện cắt bỏ dễ dàng hơn.
– Phẫu thuật xâm lấn: Trong trường hợp không thể cắt bỏ polyp bằng phương pháp nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật xâm lấn. Với phương pháp này, cần rạch một đường mổ trên bụng để tiếp cận đại tràng. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cắt bỏ phần ruột có polyp.
– Cắt bỏ đại tràng: Áp dụng trong trường hợp polyp do di truyền như polyp tuyến gia đình (FAP) thì người bệnh có thể sẽ được chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.
2. Những nguyên nhân chính gây ra polyp đại tràng
Theo Tiến sĩ, bác sĩ nội soi tiêu hoá Đỗ Anh Giang, một số nguyên nhân chính gây ra polyp đại tràng có thể kể đến như:
– Tuổi tác càng lớn (trên 50 tuổi) thì nguy cơ mắc polyp đại tràng càng cao.
– Nếu trong gia đình có người mắc polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng thì đời sau cũng có nguy cơ mắc bệnh.
– Rượu bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra polyp đại tràng.
– Những người mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng có nguy cơ bị polyp đại tràng cao hơn.
– Người béo phì, ít vận động.
– Chế độ ăn uống ít chất xơ, ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc polyp đại tràng.
3. Các triệu chứng thường gặp khi mắc polyp đại tràng
Một số triệu chứng dễ thấy nhất khi mắc polyp đại tràng như:
– Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
– Đi ngoài phân lỏng có thể lẫn máu hoặc nhầy đen.
– Đau bụng âm ỉ kéo dài.
– Có máu nhỏ giọt sau khi đi đại tiện.
– Thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn mửa.
– Giảm cân đột ngột, ăn uống kém, mệt mỏi.
4. Các loại polyp đại tràng
Theo Tiến sĩ, bác sĩ nội soi tiêu hoá Đỗ Anh Giang cho biết: “Có 2 loại polyp đại tràng chính đó là polyp tăng sản và polyp u tuyến. Phần lớn ung thư đại tràng được hình thành từ polyp u tuyến và chúng được chia thành polyp u tuyến ống và polyp u tuyến nhánh.”
- Polyp tăng sản: Là dạng polyp lành tính, kích thước nhỏ dưới 5mm nằm ở cuối trực tràng hoặc đại tràng sigma.
- Polyp u tuyến: Loại polyp này càng có kích thước lớn thì nguy cơ ung thư càng cao. Cần dựa vào hình thái phát triển mà polyp u tuyến được chia thành polyp u tuyến ống và polyp u tuyến nhánh.
- Polyp u tuyến ống (tubular adenoma): Là loại polyp đại tràng phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Chúng có kích thước < 25 mm và có cuống. Bề mặt tương đối nhẵn và thường có hình dạng ống. Hầu hết polyp u tuyến ống không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và có thể được điều trị bằng phương pháp loại bỏ khi nội soi.
- Polyp u tuyến nhánh (villous adenoma): Loại polyp này hiếm gặp hơn polyp u tuyến, chỉ chiếm khoảng 1-5% các trường hợp. Tuy nhiên, chúng có nguy cơ ung thư cao hơn so với các loại polyp đại tràng khác. Polyp u tuyến nhánh thường lớn hơn polyp u tuyến ống, có thể lên đến 5 cm và thường không có cuống. Bề mặt của chúng nhấp nhô, giống như nhung mao ruột.
5. Chẩn đoán polyp đại tràng bằng phương pháp nào?
Các phương pháp chẩn đoán polyp đại tràng đang được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện lớn như nội soi đại tràng, chụp X-quang đại tràng, chụp cắt lớp và xét nghiệm phân. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện kết hợp 1 – 2 phương pháp để chẩn đoán chính xác nhất.
– Nội soi đại tràng: Sử dụng ống nội soi có gắn camera đưa qua hậu môn đến trực tràng và đại tràng để quan sát bên trong. Từ đó, cho phép phát hiện polyp và thực hiện sinh thiết (lấy mẫu mô) để chẩn đoán chính xác tính chất lành tính hay ác tính.
– Chụp X-quang đại tràng: Sử dụng thuốc cản quang để tạo hình ảnh đại tràng trên phim X-quang, từ đó giúp phát hiện polyp đại tràng
– Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh y tế sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan, mô và xương bên trong cơ thể. Trong đó bao gồm cả polyp dạ dày.
– Xét nghiệm phân: Lấy mẫu phân của người bệnh để phát hiện DNA của tế bào polyp hoặc ung thư đại tràng trong phân.
6. Khi nào nên cắt polyp đại tràng?
Việc quyết định nên cắt polyp đại tràng hay không còn tuỳ thuộc vào kích thước, loại polyp, vị trí polyp, số lượng polyp, tuổi tác. Cụ thể như sau.
- Kích thước và loại polyp: Nếu kích thước trên 5mm có nguy cơ ung thư cao cần cắt bỏ và theo dõi bằng nội soi định kỳ. Đặc biệt với ung thư dạng ống hoặc dạng u tuyến nhánh cần thăm khám sát sao.
- Vị trí polyp: Polyp ở đại tràng trái thường khó cắt bỏ hơn và có nguy cơ biến chứng cao hơn.
- Số lượng polyp: Càng có nhiều polyp thì tỷ lệ ung thư càng cao hơn nên cần cắt bỏ hết và theo dõi định kỳ.
- Tiền sử dụng gia đình: Nếu có người thân trong gia đình mắc ung thư đại tràng thì cần cắt bỏ polyp và theo dõi thường xuyên.
- Tuổi tác, bệnh lý nền: Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc ung thư càng cao, chưa kể người bệnh có bệnh lý nền sẽ được bác sĩ chỉ định cắt polyp từ sớm.
7. Quy trình cắt polyp đại tràng
Tại Trung tâm nội soi Dr.Giang, khách hàng sẽ được hướng dẫn thực hiện quy trình cắt polyp đại tràng chuẩn Y khoa với các bước tương tự như các bệnh viện công. Cụ thể như sau:
Bước 1: Khâu chuẩn bị
- Khách hàng cần nhịn ăn từ 6-8 tiếng trước khi nội soi.
- Khách hàng được tư vấn kỹ lưỡng về quy trình, các nguy cơ và lợi ích của việc cắt polyp ở đại tràng.
- Khách hàng thông báo cho bác sĩ các bệnh lý đang mắc phải và các loại thuốc đang sử dụng. Cuối cùng là thực hiện xét nghiệm máu và một số xét nghiệm khác.
Bước 2: Tiến hành nội soi
- Khách hàng được đưa vào phòng nội soi và được tiêm thuốc an thần hoặc gây mê để giảm bớt cảm giác khó chịu trong quá trình nội soi.
- Bác sĩ đưa ống nội soi đi từ hậu môn qua trực tràng, đến đại tràng để quan sát bên trong. Khi phát hiện polyp, bác sĩ dùng dao cắt chuyên dụng để cắt bỏ polyp.
- Polyp sau khi cắt sẽ được đưa ra ngoài qua ống soi và được gửi đi xét nghiệm sinh thiết để xác định tính chất lành tính hay ác tính.
Bước 3: Kết thúc nội soi đại tràng
- Khách hàng được theo dõi tại phòng hồi sức cho đến khi hết tác dụng của thuốc an thần hoặc gây mê.
- Sau khoảng 15-20 phút, khách hàng tỉnh dậy và nằm nghỉ tại chỗ. Có thể ăn nhẹ các thức ăn mềm, dễ nhai như cháo, súp, sữa.
- Cuối cùng, bác sĩ thông báo kết quả cho khách hàng và kê đơn thuốc, hẹn lịch tái khám.
8. Các phương pháp cắt polyp ở đại tràng phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, có 3 phương pháp cắt polyp đại tràng phổ biến hiện nay đó là cắt polyp bằng dao điện, cắt polyp bằng kẹp sinh thiết, cắt polyp bằng laser, cắt polyp nội soi qua đường hậu môn (TEMR).
8.1. Cắt polyp bằng dao điện
Phương pháp sử dụng dao điện để đốt nóng và cắt bỏ polyp. Bác sĩ sẽ đưa ống soi đại tràng, một ống dài, mỏng, có camera và đèn gắn ở đầu, đi vào trực tràng và di chuyển qua đại tràng để quan sát bên trong.
Ưu điểm:
- Dễ thực hiện, chi phí thấp.
- Hiệu quả trong việc cắt bỏ các polyp nhỏ và có cuống.
- Có thể cầm máu ngay trong quá trình cắt.
Nhược điểm:
- Có thể gây chảy máu và tổn thương mô xung quanh do nhiệt độ cao từ dao điện.
- Không phù hợp với các polyp lớn, cứng, nằm sâu trong đại tràng do khó tiếp cận và đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Nguy cơ thủng đại tràng cao hơn so với các phương pháp khác.
8.2. Cắt polyp bằng kẹp sinh thiết
Phương pháp sử dụng kẹp sinh thiết nội soi để kẹp chặt và cắt bỏ polyp nằm phía trên kẹp.
Ưu điểm:
- Ít gây chảy máu và tổn thương mô xung quanh do thao tác cắt chính xác.
- An toàn và hiệu quả trong việc cắt bỏ các polyp nhỏ, mềm và có cuống.
- Có thể lấy mẫu mô để sinh thiết ngay sau khi cắt, giúp chẩn đoán chính xác tính chất của polyp.
Nhược điểm:
- Khó thực hiện với các polyp lớn, rắn chắc hoặc nằm sâu trong đại tràng do lực kẹp có thể không đủ mạnh.
- Có thể gây đau đớn cho bệnh nhân do thao tác kẹp và cắt.
- Thời gian thực hiện lâu hơn so với các phương pháp khác.
8.3. Cắt polyp bằng laser
Là phương pháp cắt bỏ polyp sử dụng tia laser để cắt và đốt cháy mô polyp một cách chính xác, giảm thiểu tổn thương cho các mô xung quanh.
Ưu điểm:
- Ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật truyền thống, từ đó, giảm thiểu rủi ro biến chứng tối đa.
- Độ chính xác cao, giúp loại bỏ polyp hoàn toàn và giảm nguy cơ tái phát.
- Có thể áp dụng trong các trường hợp polyp nằm ở vị trí khó tiếp cận.
Nhược điểm:
- Không phù hợp với người có bệnh tim mạch, rối loạn đông máu, phụ nữ mang thai.
- Chi phí cao hơn các phương pháp khác.
- Có thể cảm thấy đầy hơi, buồn nôn sau khi cắt polyp.
8.4. Cắt polyp nội soi qua đường hậu môn (TEMR)
Phương pháp này cho phép loại bỏ polyp bằng cách sử dụng ống nội soi đi qua đường hậu môn, giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Mẫu bệnh phẩm lấy được sau khi cắt bỏ polyp sẽ được gửi đi làm xét nghiệm mô bệnh học để xác định u lành tính hay u ác tính.
Áp dụng trong trường hợp polyp có cuống lớn, tiềm ẩn rủi ro khi cắt bằng phương pháp nội soi tiêu hoá đường trên.
Ưu điểm:
- Tỷ lệ thành công cao trên 95%.
- Chi phí thấp hơn các phương pháp điều trị khác.
- Không gây đau đớn cho người bệnh.
- Phục hồi nhanh chóng, không cần nằm viện.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, thiết bị nội soi hiện đại.
- Tiềm ẩn nguy cơ hẹp hậu môn gây khó khăn khi đại tiện.
9. Nguy cơ biến chứng sau khi cắt polyp đại tràng cần lưu ý
Một số biến chứng xảy ra sau khi cắt polyp đại tràng tại những cơ sở y tế kém chất lượng như:
- Chảy máu đại tràng, đi đại tiện lẫn máu hoặc phân đen, đau bụng dữ dội, chóng mặt, ngất xỉu.
- Nhiễm trùng vết mổ gây ra triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau bụng.
- Tắc ruột khiến thức ăn không thể di chuyển qua ruột gây ra nôn mửa, chướng bụng, táo bón.
- Tổn thương các cơ quan lân cận trong quá trình phẫu thuật gây ra đau bụng dữ dội, nôn mửa, ớn lạnh.
Khi gặp một trong các triệu chứng trên, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
10. Nguy cơ ung thư từ polyp đại tràng
Theo số liệu thống kê, có khoảng 70-80% các polyp đại tràng là dạng polyp lành tính. Tỷ lệ còn lại thường rơi vào các loại polyp có đặc điểm như sau:
- Loại polyp: Polyp tuyến (Adenomatous polyps hoặc adenomas) hoặc polyp răng cưa (Sessile serrated polyps và traditional serrated adenomas) có thể trở thành ung thư nếu có kích thước lớn. Hoặc hội chứng đa polyp gia đình (Familial adenomatous polyposis – FAP) là một tình trạng di truyền cũng có nguy cơ cao phát triển ung thư đại tràng.
- Kích thước: Nếu polyp có đường kính lớn hơn 1cm cũng có nguy cơ biến chứng thành ung thư cao hơn.
- Hình dạng, cấu trúc: Polyp có cuống (pedunculated) thường ít nguy hiểm hơn polyp phẳng hoặc không có cuống (sessile).
- Số lượng: Tình trạng có nhiều polyp hoặc polyp tái phát nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ gây ung thư.
- Tuổi tác: Người trên 50 tuổi có nguy cơ ung thư cao hơn.
Theo nghiên cứu “Nguy cơ ung thư đại tràng ở bệnh nhân có polyp đại tràng” của Tạp chí Y học TP.HCM cho thấy tỷ lệ ung thư đại tràng ở bệnh nhân có polyp đại tràng là 4,7%. Nguy cơ ung thư tăng cao ở polyp có kích thước lớn (> 1 cm), có nhiều tế bào bất thường hoặc có vị trí ở đại tràng phải.
Bài viết “Nội soi đại tràng – Phát hiện sớm ung thư đại tràng và polyp” trên website chính thức của bệnh viện 198 có đề cập khoảng 25% người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên có polyp đại tràng.
11. Phục hồi sau khi cắt polyp đại tràng
Sau khi cắt polyp ở đại tràng, hầu hết người bệnh có thể phục hồi ngay mà không cần lưu viện để nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, thời gian hồi phục có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước và vị trí của polyp, cũng như phương pháp phẫu thuật được sử dụng.
Một số lưu ý phục hồi sau cắt polyp cụ thể như sau:
- Trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật, nên ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp, ngũ cốc nấu mềm, sữa chua, phô mai, sinh tố bơ…
- Tránh thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ uống có ga.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin K, sắt, và canxi.
- Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng và tránh vận động mạnh trong ít nhất 2 – 3 ngày sau phẫu thuật.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
12. Cách phòng ngừa polyp đại tràng tái phát
Để phòng ngừa polyp đại tràng tái phát, anh chị/cô chú cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
- Hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và thực phẩm nhiều chất béo bão hòa.
- Bổ sung canxi và vitamin D mỗi ngày.
- Uống đủ 2 – 3 lít nước.
- Tập thể dục 30 phút/ngày để duy trì cân nặng hợp lý và vận động cơ thể. Các bài tập gợi ý như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, aerobic.
- Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Khám sàng lọc ung thư đại tràng 6 tháng/lần để phát hiện và loại bỏ polyp đại tràng từ sớm.
- Quản lý tốt các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, và cholesterol cao.
- Giảm căng thẳng và ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
13. Chi phí điều trị cắt polyp đại tràng
Mức chi phí cắt polyp ở đại tràng thường có mức giá dao động từ 1.000.000 – 5.000.000 VNĐ/polyp tuỳ vào cơ sở y tế thực hiện.
- Bệnh viện công: Chi phí thấp hơn, dao động từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng cho một polyp.
- Bệnh viện tư: Chi phí cao hơn, dao động từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng cho một polyp, thậm chí có thể cao hơn tùy cơ sở vật chất và dịch vụ.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí cắt polyp ở đại tràng như:
- Đơn vị thực hiện: Thường bệnh viện công có chi phí điều trị polyp đại tràng thấp hơn bệnh viện tư.
- Phương pháp thực hiện: Thường phương pháp nội soi cắt polyp ở đại tràng có chi phí thấp hơn những phương pháp khác.
- Kích thước và vị trí của polyp: Polyp kích thước lớn hoặc vị trí khó tiếp cận có thể đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn, dẫn đến chi phí cao hơn.
14. Câu hỏi thường gặp
Liên quan đến vấn đề về cắt polyp ở đại tràng, dưới đây là những câu hỏi liên quan và giải đáp chi tiết:
14.1. Cắt polyp ở đại tràng có đau không?
Thông thường, cắt polyp đại tràng không gây đau đớn bởi lẽ, trước khi phẫu thuật, người bệnh được gây mê và rơi vào trạng thái ngủ hoàn toàn.
14.2. Sau khi cắt polyp đại tràng cần nghỉ ngơi bao lâu?
Sau khi cắt polyp, người bệnh cần nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng tối thiểu 2 ngày và có thể sinh hoạt bình thường sau 1 tuần.
14.3. Sau bao lâu thì cần tái khám polyp đại tràng?
Nhìn chung, hầu hết bệnh nhân cần tái khám sau 1-3 tháng sau khi cắt polyp đại tràng. Bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ, đánh giá kết quả sinh thiết polyp và theo dõi tiến triển của bệnh.
14.4. Cắt polyp ở đại tràng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Cắt polyp ở đại tràng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
14.4. Uống thuốc gì sau khi cắt polyp đại tràng?
Sau khi cắt polyp ở đại tràng, người bệnh có thể được các bác sĩ kê đơn thuốc bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Giảm bớt cơn đau bụng sau phẫu thuật.
- Thuốc kháng sinh: Để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thuốc nhuận tràng: Hỗ trợ đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Thuốc bổ: Để hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe, tăng cường miễn dịch.
14.5. Sau khi cắt polyp ở đại tràng có phải kiêng quan hệ không?
Thông thường, cần tránh vận động mạnh trong ít nhất 2 – 3 ngày đầu sau khi cắt polyp, trong đó bao gồm cả hoạt động tình dục để cơ thể phục hồi, vết mổ có thời gian lành lại.
14.6. Cắt polyp đại tràng có mọc lại không?
Polyp đại tràng có thể mọc lại sau khi cắt bỏ. Tuy nhiên, nguy cơ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Loại polyp: Polyp có nguy cơ ung thư cao có thể có tỷ lệ tái phát cao hơn.
- Kích thước polyp: Polyp lớn có tỷ lệ tái phát cao hơn.
- Tiền sử gia đình: Nếu có người thân bị ung thư đại tràng, bạn có thể có nguy cơ tái phát cao hơn.
- Lối sống: Chế độ ăn uống không lành mạnh.
15. Trung tâm nội soi tiêu hoá Dr.Giang – Địa chỉ cắt polyp ở đại tràng uy tín
Trung tâm nội soi tiêu hoá Dr.Giang tự hào là cơ sở y tế uy tín, chuyên sâu trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi tiên tiến. Với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm thăm khám và điều trị hiệu quả nhất.
Dưới sự dẫn dắt của giám đốc trung tâm là Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Giang – Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Trung tâm đã xử lý vài trăm ca cắt polyp ở đại tràng bằng phương pháp nội soi thành công, điều trị khỏi bệnh cho hàng ngàn khách hàng trên toàn quốc.
- Uy tín: Phòng khám được Sở Y tế cấp phép hoạt động và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa.
- Chất lượng: Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại, áp dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị tiên tiến nhất.
- Dịch vụ: Chu đáo, tận tình, tạo cảm giác thoải mái cho quý bệnh nhân.
- Giá thành: Giá tương đương với bệnh viện công nhưng dịch vụ tốt hơn.
Trên đây là những thông tin về các phương pháp cắt polyp đại tràng chi tiết nhất. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ, liên hệ ngay với Trung tâm nội soi tiêu hoá Dr.Giang để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.
1. Khi nào polyp đại tràng lành tính biến đổi thành ung thư?
https://tuoitre.vn/khi-nao-polyp-dai-trang-lanh-tinh-bien-doi-thanh-ung-thu-20230709221105278.htm
2. Giới thiệu khoa | Bệnh viện 19-8 Bộ Công An
https://benhvien198.net/gioi-thieu-khoa_dt_8401
3. Khi nào cần tầm soát polyp đại tràng?
https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/khi-nao-can-tam-soat-polyp-ai-trang-
4. Chi phí cắt polyp đại tràng khoảng bao nhiêu tiền?
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-cat-polyp-dai-trang-khong-chi-phi-cat-polyp-dai-trang-khoang-bao-nhieu.html