Nội soi đại tràng là gì? Quy trình thực hiện nội soi đại tràng
Cố vấn chuyên môn: TS. BS ĐỖ ANH GIANG
- Giám đốc Trung tâm Nội soi - Tiêu hóa Dr.Giang
- Nguyên PGĐ Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Bạch Mai
Nội soi đại tràng được sử dụng để phát hiện sớm các thay đổi bất thường trong đại tràng và trực tràng. Phương pháp này giúp chẩn đoán được những tổn thương của niêm mạc đại tràng cũng như tìm ra được nguy cơ gây ung thư. Cùng Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr. Giang tìm hiểu ngay sau đây.
- 1. Nội soi đại tràng là gì?
- 2. Lợi ích của việc thực hiện nội soi đại tràng
- 3. Ai nên thực hiện nội soi đại tràng?
- 4. Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh lý về đại tràng
- 5. Quy trình thực hiện nội soi đại tràng
- 6. Chăm sóc sau khi nội soi
- 7. Biến chứng có thể xảy ra sau khi nội soi đại tràng
- 8. Phòng ngừa các biến chứng sau khi nội soi đại tràng
- 9. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện nội soi đại tràng
- 10. Các thắc mắc thường gặp về nội soi đại tràng
1. Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là thủ thuật y tế giúp bác sĩ quan sát bên trong đại tràng và trực tràng bằng cách sử dụng ống nội soi có gắn camera nhỏ.
Ống nội soi được đưa vào đại tràng qua hậu môn, sau đó bác sĩ sẽ di chuyển ống nội soi dọc theo đại tràng và trực tràng để quan sát các niêm mạc và mô bên trong.
Hình ảnh từ ống nội soi được truyền đến màn hình để bác sĩ có thể kiểm tra kỹ lưỡng các dấu hiệu bất thường như polyp, loét, khối u,…
2. Lợi ích của việc thực hiện nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng là cách hiệu quả để phát hiện, chẩn đoán các bệnh lý về đại trực tràng và để tầm soát ung thư đại trực tràng.
– Tầm soát ung thư đại tràng sớm:
Nội soi giúp tầm soát được ung thư đại trực tràng và phát hiện polyp đại trực tràng. Polyp đại trực tràng là nguyên nhân thường gặp gây đi ngoài ra máu và hóa thành ung thư. Hội phẫu thuật Hoa Kỳ (American College of Surgeons) ước tính rằng có tới 90% các khối u hoặc polyp có thể được phát hiện thông qua nội soi đại tràng.
– Chẩn đoán bệnh lý về đường ruột:
Nội soi có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý gây ra triệu chứng bất thường đường tiêu hóa như táo bón mãn tính, đau bụng, tiêu chảy mãn tính, đi ngoài ra máu,…
– Điều trị vấn đề về đại trực tràng:
Kỹ thuật nội soi được sử dụng để cắt polyp, lấy dị vật, nong chỗ hẹp, cầm máu, điều trị xoắn đại tràng, điều trị trĩ,…
– Theo dõi bệnh lý đại trực tràng:
Nội soi được thực hiện để theo dõi diễn tiến bệnh. Chẳng hạn trường hợp người bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu, Crohn, polyd có loạn sản, cần nội soi đại tràng định kỳ để theo dõi và có phương pháp điều trị kịp thời.
3. Ai nên thực hiện nội soi đại tràng?
Nội soi đại tràng được chỉ định cho các trường hợp sau:
– Người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường như đau bụng không rõ nguyên nhân, máu trong phân, rối loạn đại tiện, đi ngoài phân đen, thiếu máu nhược sắc,…
– Người bệnh viêm đường ruột, viêm loét đại trực tràng
– Người bệnh có bất thường không rõ trên phim chụp X quang hoặc chụp cắt lớp vi tính đại tràng
– Người bệnh có tiền sử polyp hoặc ung thư đại trực tràng trước đây, trong gia đình bị ung thư đại trực tràng,…
– Những người trên 50 tuổi đều có polyp đại tràng được đề nghị nội soi ngay cả khi đang khỏe mạnh để phát hiện và kịp thời cắt bỏ polyp đại tràng trước khi tiến triển thành ung thư
4. Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh lý về đại tràng
Bệnh lý của đại tràng có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:
– Đau bụng: đau bụng thường xuất hiện ở vùng dưới bụng, có thể kéo dài hoặc xuất hiện và biến mất thất thường
– Đi ngoài bất thường: táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài trong thời gian dài
– Máu trong phân: có thể thấy máu trong phân, điều này có thể xuất hiện với hoặc không có đau bụng
– Mệt mỏi: cảm thấy mệt mỏi và có cảm giác suy giảm sức khỏe mà không có nguyên nhân rõ ràng, kèm theo giảm cân không có chế độ ăn kiêng hay tập luyện
5. Quy trình thực hiện nội soi đại tràng
Quy trình nội soi đại tràng tại các cơ sở Y tế uy tín luôn được thực hiện khép kín gồm các giai đoạn:
5.1. Chuẩn bị trước khi nội soi
Để quá trình nội soi đại tràng diễn ra suôn sẻ, cô bác, anh chị cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Trước nội soi đại tràng 1 ngày, chỉ ăn đồ lỏng, ít chất xơ và không uống nước có màu để tránh gây nhầm với các tổn thương khác trong đại tràng. Không ăn uống trước khi nội soi 2 tiếng. Trường hợp nội soi đại tràng gây mê, cần nhịn ăn 12 giờ trước khi nội soi và cần người nhà đi theo
– Thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh tật, dị ứng và loại thuốc đang sử dụng
Bác sĩ thực hiện các bước để đảm bảo quá trình nội soi an toàn, hiệu quả cao:
– Bác sĩ sẽ kiểm tra hậu môn để xem có viêm, tổn thương hay bất thường nào không
– Đưa thuốc làm sạch ruột cho bệnh nhân sử dụng giúp việc nội soi thuận tiện hơn
– Với trường hợp cần gây mê thì ở bước này bác sĩ sẽ khám tiền mê và tiêm thuốc
5.2. Quá trình nội soi
Cô bác, anh chị khi nội soi sẽ được bác sĩ, điều dưỡng hướng dẫn và hỗ trợ chi tiết các bước:
– Nằm nghiêng về bên trái, đầu gối co lại
– Bác sĩ đưa ống nội soi mềm chuyên dụng luồn nhẹ vào hậu môn vào trực tràng, đại tràng. Đồng thời, bác sĩ bơm khí làm phồng đại tràng giúp hình ảnh hiển thị rõ nét, không bỏ sót các tổn thương
– Quá trình nội soi đại tràng kéo dài 10 – 15 phút tùy từng trường hợp. Với người có bệnh nền không chỉ định gây mê sẽ có thời gian thực hiện sẽ lâu hơn
5.3. Chi phí nội soi đại tràng
Chi phí nội soi đại tràng tại Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr. Giang dao động từ 3.500.000 – 4.000.000 VNĐ/ lần.
Chi phí nội soi đại tràng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
– Cơ sở thực hiện: chi phí khác nhau tùy thuộc vào bệnh viện, phòng khám tư nhân, hay các cơ sở y tế công cộng. Các cơ sở y tế ở các thành phố lớn thường có giá cao hơn so với các vùng nông thôn
– Loại hình nội soi: nội soi đại tràng có thể được thực hiện với hoặc không có gây mê. Nội soi có gây mê có chi phí cao hơn do phải sử dụng thuốc gây mê và yêu cầu kỹ thuật cao hơn
– Trang thiết bị và công nghệ sử dụng: các cơ sở y tế sử dụng trang thiết bị và công nghệ tiên tiến thường có chi phí cao hơn
– Xét nghiệm bổ sung: một số trường hợp, nội soi đại tràng có thể bao gồm các xét nghiệm bổ sung như sinh thiết, điều này sẽ làm tăng chi phí tổng thể
6. Chăm sóc sau khi nội soi
Sau khi nội soi, người bệnh có thể cảm thấy đầy bụng hoặc khó chịu nhẹ, cần thực hiện các biện pháp sau để cảm thấy thoải mái hơn:
– Nghỉ ngơi, thư giãn đến khi hết cảm giác khó chịu ở bụng
– Ăn uống nhẹ nhàng trong vài ngày đầu sau khi nội soi
– Uống nhiều nước để cơ thể phục hồi
– Tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ uống có ga
– Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi nội soi như đau bụng dữ dội, chảy máu, sốt,… cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức
7. Biến chứng có thể xảy ra sau khi nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng thực hiện sai quy trình có thể có các biến chứng tiềm ẩn như:
– Chảy máu: có thể xảy ra chảy máu tại vị trí sinh thiết hoặc tại vị trí cắt bỏ polyp
– Thủng đại tràng: sử dụng ống nội soi có thể gây ra thủng hoặc rách đại tràng
– Dị ứng với thuốc gây mê: một số trường hợp có thể dị ứng với thuốc gây mê được sử dụng trong quá trình nội soi, bao gồm buồn nôn, nôn, trong trường hợp hiếm, các vấn đề về hô hấp hoặc tim mạch
– Đau bụng và khó chịu: sau khi nội soi, người bệnh có thể cảm thấy đau bụng, đầy hơi hoặc khó chịu do không khí được bơm vào đại tràng trong quá trình thực hiện
– Nhiễm trùng: có thể xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết nội soi
8. Phòng ngừa các biến chứng sau khi nội soi đại tràng
Để tránh các biến chứng sau khi nội soi đại tràng, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định sau:
– Chọn những cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và giàu kinh nghiệm thực hiện nội soi đại tràng
– Nhịn ăn uống ít nhất 6 – 8 tiếng trước khi nội soi
– Uống thuốc nhuận tràng theo hướng dẫn của bác sĩ để làm sạch ruột hoàn toàn
– Ngừng sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau aspirin,… trước khi nội soi
– Thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý, dị ứng thuốc, các loại thuốc đang sử dụng,…
– Sau khi nội soi, cần nghỉ ngơi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để theo dõi tình trạng sức khỏe
– Ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu hóa trong những ngày đầu sau khi nội soi
– Uống nhiều nước
– Tránh các hoạt động gắng sức trong những ngày đầu sau khi nội soi
– Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
– Sau khi nội soi, cần theo dõi sức khỏe của mình trong vòng 2 – 3 ngày. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức để được xử lý kịp thời
9. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện nội soi đại tràng
Việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện nội soi đại tràng giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho thủ thuật. Dưới đây là các tiêu chí nên cân nhắc khi lựa chọn:
– Bác sĩ chuyên môn cao:
Cần lựa chọn cơ sở y tế có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực hiện nội soi đại tràng. Bác sĩ trực tiếp thực hiện nội soi cần có chứng chỉ hành nghề, chuyên môn sâu về tiêu hóa và nội soi. Bác sĩ phụ trách gây mê, hồi sức cấp cứu cũng cần có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình thực hiện thủ thuật.
– Trang thiết bị hiện đại:
Cơ sở y tế cần phải có trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo chuẩn mực về an toàn và chất lượng dịch vụ. Trang thiết bị hiện đại giúp cho quá trình nội soi được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả.
– Tham khảo ý kiến người thân, bạn bè:
Nên tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè đã từng trải qua nội soi đại tràng tại các cơ sở y tế khác nhau. Những đánh giá này sẽ giúp bạn có thêm thông tin chính xác và đánh giá về chất lượng dịch vụ của cơ sở y tế đó.
Trung tâm nội soi Dr Giang là địa chỉ uy tín tại Hà Nội chuyên cung cấp dịch vụ nội soi đại tràng. Trung tâm được biết đến với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi đại tràng. Trung tâm cũng sở hữu các trang thiết bị y tế hiện đại, giúp cho quá trình nội soi diễn ra an toàn và chính xác.
Ngoài ra, Trung tâm nội soi Dr Giang cũng nhận được sự tin tưởng từ nhiều bệnh nhân và gia đình thông qua những phản hồi tích cực về chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ. Đây là một địa chỉ đáng tin cậy cho những ai đang có nhu cầu khám và điều trị bệnh lý về đại tràng.
10. Các thắc mắc thường gặp về nội soi đại tràng
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về nội soi đại tràng là giải đáp chi tiết.
10.1. Nội soi đại tràng có đau không
Nội soi đại tràng hoàn toàn không gây đau. Người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây mê trước khi nội soi nên sẽ không cảm thấy đau đớn trong quá trình nội soi.
Sau khi nội soi, người bệnh có thể cảm thấy đầy bụng hoặc khó chịu nhẹ, nhưng những triệu chứng này thường sẽ tự hết trong vài ngày.
10.2. Làm sao để giảm bớt lo lắng khi nội soi
Để giảm bớt lo lắng khi phải thực hiện nội soi đại tràng, cô bác, anh chị hãy tìm hiểu kỹ về quy trình nội soi để hiểu rõ hơn về những gì sẽ diễn ra. Ngoài ra, có thể chia sẻ những lo lắng với bác sĩ để được giải đáp. Trước khi nội soi, hãy thư giãn bằng cách nghe nhạc yêu thích hoặc đọc sách để giảm căng thẳng. Hít thở sâu và tập trung vào hơi thở cũng là một cách hiệu quả để giúp thư giãn trước khi bước vào quá trình nội soi.
10.3. Nội soi đại tràng có hiệu quả như thế nào
Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán và tầm soát ung thư đại tràng hiệu quả hiện nay. Phương pháp có độ chính xác cao, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong đại tràng, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời. Đồng thời, nội soi đại tràng cũng giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý khác liên quan đến đại tràng, tạo điều kiện cho việc điều trị hiệu quả và đúng phương pháp.
10.4. Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện nội soi?
Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện nội soi đại tràng giúp đảm bảo hiệu quả của quá trình kiểm tra:
– Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc cần ngưng sử dụng trước khi nội soi để tránh ảnh hưởng đến kết quả
– Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách ăn lỏng, nhẹ nhàng trong 1 – 2 ngày trước khi nội soi và uống thuốc tẩy ruột theo hướng dẫn để làm sạch đại tràng
– Vào ngày nội soi, cần nhịn ăn và uống trước 6 – 8 tiếng để chuẩn bị cho quá trình kiểm tra tối ưu nhất
10.5. Sau khi nội soi đại tràng nên ăn gì?
Sau khi thực hiện nội soi đại tràng, cơ thể cần thời gian để hồi phục. Chế độ ăn uống sau nội soi đại tràng:
Thực phẩm nên ăn:
– Ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, cơm trắng, khoai tây luộc, chuối, bơ,… để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh (rau bina, rau diếp, bông cải xanh,…), trái cây (táo, lê, đu đủ,…), ngũ cốc nguyên hạt
– Bổ sung các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua
– Uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây để bổ sung nước và điện giải cho cơ thể, giúp cơ thể phục hồi sau khi nội soi
Thực phẩm nên tránh:
– Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể kích thích hệ tiêu hóa, gây khó chịu và dẫn đến tiêu chảy
– Tránh các loại thực phẩm khó tiêu hóa như thịt đỏ, da động vật, thực phẩm chế biến sẵn,… để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa
– Đồ uống có ga, có cồn có thể gây đầy hơi, chướng bụng và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa
– Caffeine có thể kích thích hệ tiêu hóa và gây tiêu chảy
10.6. Nên thực hiện nội soi đại tràng bao lâu một lần
Tần suất nội soi đại tràng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, nguy cơ mắc bệnh và tiền sử bệnh lý:
– Người có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng nên thực hiện nội soi đại tràng định kỳ 1 – 2 năm một lần
– Người có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng nên thực hiện nội soi đại tràng định kỳ 1 năm một lần
– Người có các bệnh lý về đại tràng như viêm đại tràng mãn tính, hội chứng ruột kích thích,… nên thực hiện nội soi đại tràng theo hướng dẫn của bác sĩ
– Người không có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng và không có bệnh lý về đại tràng có thể thực hiện nội soi đại tràng 5 – 10 năm một lần
Nội soi đại tràng là thủ thuật an toàn và cần thiết để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường bên trong đại tràng. Tại Trung tâm nội soi Dr Giang, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, thái độ tư vấn và chăm sóc người bệnh chu đáo cùng trang thiết bị hiện đại, mang đến cho người bệnh sự tiện nghi và kết quả chính xác nhất.
1. Nội soi đại tràng là gì
https://www.umcclinic.com.vn/noi-soi-dai-trang-la-gi
2. Nội soi đại tràng vai trò hàng đầu trong phòng ngừa và phát hiện ung thư sớm
https://www.bumrungrad.com/vn/health-blog/september-2019/colonoscopy
3. Nội soi trực tràng và những điều cần biết
https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/noi-soi-truc-trang-va-nhung-ieu-can-biet
4. Quy trình thực hiện nội soi đại tràng gây mê
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/quy-trinh-thuc-hien-noi-soi-dai-trang-gay-me.html
5. Khi nào cần nội soi đại tràng?
https://benhvien115.com.vn/tu-van-bac-si/bs-ck2-dinh-thu-oanhkhi-nao-can-noi-soi-dai-trang-/20190930091221693