HOTLINE: 0287 306 8668

Nội soi tiêu hoá là gì? Những điều bạn cần biết khi nội soi

DR Giang

Cố vấn chuyên môn: TS. BS ĐỖ ANH GIANG

  • Giám đốc Phòng khám Nội soi - Tiêu hóa Dr.Giang
  • Nguyên PGĐ Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Bạch Mai
Đặt Lịch Hẹn

Nội soi tiêu hoá được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện lớn tại Việt Nam và được các bác sĩ đánh giá cao về độ chính xác trong việc chẩn đoán, tầm soát sớm ung thư ống tiêu hoá. Có 2 loại nội soi chính đó là nội soi đường tiêu hoá trên và nội soi đường tiêu hoá dưới. Những thông tin chi tiết hơn sẽ được Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Nội soi tiêu hoá là gì?

Nội soi tiêu hoá (GI endoscopy) là phương pháp thăm khám trực tiếp các bộ phận trong hệ tiêu hoá như miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi dài, mềm có đường kính khoảng 5-10 mm và dài khoảng 1-2 mét. Đầu ống gắn camera nhỏ để ghi lại hình ảnh bên trong đường tiêu hóa và truyền hình ảnh đến màn hình.  

Ống nội soi sẽ đi từ miệng hoặc hậu môn di chuyển qua thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng và trực tràng để phát hiện và chẩn đoán những bệnh lý về đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày (gastric ulcer), ung thư, polyp. Đồng thời, bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật can thiệp trực tiếp như cắt Polyp, cầm máy, tiêm xơ, lấy dị vật, nong hẹp, thắt tĩnh mạch thực quản. 

Có hai loại nội soi tiêu hoá đó là:

  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Đưa ống nội soi đi từ đường miệng để soi thực quản, dạ dày và tá tràng.
  • Nội soi đường tiêu hoá dưới: Đưa ống nội soi từ hậu môn để soi đại tràng và trực tràng.
Nội soi đường tiêu hoá trên và dưới

Nội soi đường tiêu hoá trên và dưới

2. Lợi ích của nội soi tiêu hoá

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ nội soi tiêu hóa Đỗ Anh Giang (Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), nội soi tiêu hoá giúp khách hàng phát hiện sớm các bệnh lý về tiêu hoá để đưa ra hướng điều trị kịp thời. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp lấy mẫu sinh thiết xét nghiệm ung thư và cho phép can thiệp thủ thuật tại chỗ như cắt polyp, cầm máu, lấy dị vật, tiêm xơ…

  • Phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa: Bao gồm viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bệnh celiac, ung thư thực quản, dạ dày, tá tràng, chảy máu dạ dày,  bệnh Crohn, Polyp đại trực tràng
  • Chẩn đoán chính xác các bệnh lý tiêu hóa: Bằng việc quan sát trực tiếp bộ phận tiêu hoá và cung cấp hình ảnh chi tiết, sắc nét giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý tiêu hoá, xác định vị trí, mức độ tổn thương để đưa ra hướng điều trị kịp thời. 
  • Lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm: Cho phép lấy mẫu mô (sinh thiết) từ các khu vực nghi ngờ để làm xét nghiệm, giúp xác định nguyên nhân và tính chất của bệnh lý, ví dụ như vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc tế bào ung thư.
  • Điều trị một số bệnh lý về tiêu hoá: Bao gồm cắt polyp, cầm máu do loét, nong các vùng hẹp, loại bỏ dị vật.
Cắt polyp là thủ thuật khá phổ biến được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày

Cắt polyp là thủ thuật khá phổ biến được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày

3. Khi nào cần nội soi tiêu hoá? Các dấu hiệu cảnh báo

Tiến sĩ – Bác sĩ nội soi tiêu hóa Đỗ Anh Giang liệt kê một số dấu hiệu cảnh báo cần đi nội soi đường tiêu hoá trên bao gồm:

  • Đau bụng kéo dài trên 5 ngày, tập trung vào phần thượng vị. 
  • Ợ chua, nóng ngực.
  • Ăn uống khó tiêu, thường xuyên buồn nôn và nôn mửa
  • Đi đại tiện ra máu hoặc phân đen
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân, da xanh xao, người mệt mỏi.
  • Gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tiêu hoá.

4. Các bệnh lý tiêu hóa có thể được phát hiện bằng nội soi

Nội soi đường tiêu hoá cho phép phát hiện sớm các bệnh lý về tiêu hoá, giúp bác sĩ chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, tăng hiệu quả khám chữa bệnh. Một số bệnh lý về tiêu hoá có thể phát hiện bằng nội soi bao gồm:

  • Viêm thực quản: Phát hiện dấu hiệu viêm như sưng đỏ, mưng mủ, loét trong thực quản.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Xác định mức độ nghiêm trọng của trào ngược gây ra viêm niêm mạc thực quản hay không. 
  • Ung thư thực quản: Phát hiện khối u trong trực quản để điều trị kịp thời.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Phát hiện vết loét, sưng viêm, lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
  • Polyp dạ dày: Phát hiện và cắt bỏ polyp dạ dày, giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Phát hiện khối u sớm trong dạ dày giúp điều trị kịp thời.
  • Bệnh lý về ruột non: Viêm ruột non, celiac, ung thư ruột non
  • Bệnh lý về đại tràng: viêm đại tràng, bệnh Crohn, polyp đại tràng, ung thư đại tràng
  • Bệnh lý về trực tràng: Vết nứt hậu môn, các búi trĩ sưng to các cấp độ (trĩ nội, trĩ ngoại), ung thư trực tràng.
  • Phát hiện và loại bỏ dị vật gây tắc nghẽn đường tiêu hoá.
  • Cầm máu trong trường hợp chảy máu dạ dày, nôn ra máu, đi ngoài có máu tươi, viêm túi thừa ruột già.

Tại Trung tâm nội soi tiêu hoá Dr.Giang đã từng thăm khám cho nhiều bệnh nhân. Ban đầu, họ chỉ tới với mục đích khám sức khỏe định kỳ nhưng sau khi nội soi chi tiết tình cờ phát hiện khối u ác tính ở giai đoạn đầu hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Trường hợp của ông Trọng (62 tuổi, Hà Nội), có tiền sử khỏe mạnh, không mắc bệnh nền. Khi nội soi phát hiện tổn thương loạn sản độ cao ở dạ dày, kích thước 1.4 x 1.2 cm. Sau đó, ông Trọng được bác sĩ tư vấn cắt tổn thương bằng phương pháp ESD. Chỉ sau 1 ngày thực hiện, ông được xuất viện, trở về nhà và sinh hoạt bình thường.

Nội soi đường tiêu hoá trên có thể phát hiện viêm loét dạ dày tá tràng

Nội soi đường tiêu hoá trên có thể phát hiện viêm loét dạ dày tá tràng

5. Nội soi tiêu hóa có đau không?

Nội soi tiêu hoá không đau nhưng có thể gây khó chịu, buồn nôn và nôn khi ống nội soi đi qua miệng gây kích thích họng và lưỡi gà gây kích ứng, tạo phản xạ nôn. 

Tuy nhiên, hiện nay có 2 phương pháp nội soi tiêu hoá bao gồm nội soi thường (nội soi không gây mê) và nội soi không đau (nội soi tiền mê).

  • Nội soi không gây mê (non-sedated endoscopy): Là phương pháp nội soi không sử dụng thuốc gây mê hoặc thuốc an thần, khách hàng vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình nội soi.
  • Nội soi tiền gây mê (conscious sedation endoscopy): Trước khi nội soi, khách hàng được bác sĩ tiêm thuốc gây mê qua tĩnh mạch (vein) và rơi vào trạng thái ngủ. Vì vậy, khách hàng không cảm thấy khó chịu, buồn nôn trong suốt quá trình nội soi. 

Tiêu chí

Nội soi thường (không gây mê)

Nội soi tiền gây mê

Đối tượng

Phù hợp với tất cả khách hàng đang mắc các bệnh lý về tiêu hoá

Tương tự như nội soi thường nhưng được Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ (2015), Đồng Thuận Châu Á khuyến cáo nên ưu tiên sử dụng trong trường hợp tổn thương tiền ung thư dạ dày, chảy máu dạ dày, Barrett thực quản

Cảm giác

Khó chịu, buồn nôn, nôn

Người bệnh ngủ trong quá trình nội soi nên không hề thấy đau đớn, khó chịu

Sau khi nội soi cảm thấy thoải mái

An toàn, biến chứng

Khách hàng có thể cảm thấy căng thẳng, lo sợ gây tăng huyết áp, nhịp tim

Không hợp tác với bác sĩ khi thực hiện, có thể gây ra biến chứng như chảy máu, thủng dạ dày, nhiễm trùng…

Ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả chẩn đoán và hiệu quả điều trị

Ổn định huyết áp, nhịp tim

Sự hợp tác với bác sĩ không gây ra biến chứng, tạo điều kiện chẩn đoán chính xác

Thời gian thực hiện

10-25 phút (Chưa kể thời gian can thiệp thủ thuật điều trị)

15-20 phút (đã bao gồm thời gian chờ thuốc mê có tác dụng, chưa kể thời gian can thiệp thủ thuật điều trị)

Chi phí

Thấp hơn

Cao hơn

6. Quy trình nội soi tiêu hóa chi tiết

Quy trình nội soi đường tiêu hoá tại Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang được thực hiện theo chuẩn Y khoa, bài bản như tại các bệnh viện công lớn. Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn. Từ đó, cam kết đảm bảo an toàn và chẩn đoán chính xác nhất cho khách hàng. Các bước chính trong quá trình nội soi tiêu hoá như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nội soi

  • Khách hàng cần nhịn ăn 6 tiếng trước khi nội soi thường và 8 tiếng trước khi nội soi gây mê. Nhịn uống trước 2 tiếng và trước 2 tiếng cần tránh các loại nước có màu như nước hoa quả, trà, cà phê, coca-cola…
  • Bác sĩ thăm khám, tư vấn cho khách hàng về quy trình nội soi. Đồng thời, khách hàng thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng hiện tại, bệnh nền và các loại thuốc đang sử dụng.
  • Khách hàng được bác sĩ chỉ định uống thuốc nhuận tràng hoặc thụt rửa đại tràng (nếu nội soi đại tràng) để làm sạch ruột.
  • Cạo râu và tháo trang sức trước khi nội soi.

Bước 2: Quá trình thực hiện nội soi

  • Khách hàng sẽ được đưa vào phòng nội soi và nằm xuống giường nội soi. 
  • Đối với nội soi thường, bác sĩ sẽ bôi thuốc tê vào cổ họng của bệnh nhân để giảm bớt cảm giác khó chịu. Sau đó, đưa ống nội soi vào miệng hoặc mũi và từ từ đưa xuống dạ dày và ruột. Hoặc với nội soi đường tiêu hoá dưới thì đưa ống nội soi từ hậu môn đến đại tràng và trực tràng. 
  • Đối với nội soi gây mê (tiền mê), bác sĩ tiêm thuốc tê vào tĩnh mạch của khách hàng. Trong khoảng 1-2 phút, người bệnh đi vào trạng thái ngủ, bác sĩ tiến hành các bước thực hiện tiếp theo tương tự như nội soi thường.
  • Camera trên ống nội soi để quan sát bên trong đường tiêu hóa của bệnh nhân và ghi lại hình ảnh. Tại đây, bác sĩ sẽ quan sát và chẩn đoán. Nếu cần thiết, có thể lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm hoặc thực hiện một số biện pháp điều trị qua nội soi như cắt polyp, cầm máu…

Bước 3: Sau khi nội soi

  • Với nội soi thường, bác sĩ rút ống nội soi ra khỏi cơ thể. Khách hàng nằm nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 30 phút
  • Với nội soi tiền gây mê, sau khoảng 15-20 phút kết thúc nội soi, thuốc mê tan hết, khách hàng tỉnh dậy và được đưa đến phòng hồi sức để nghỉ ngơi. 
  • Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về kết quả nội soi, kê đơn thuốc, hướng dẫn chăm sóc tại nhà sau nội soi và hẹn tái khám.

Anh Nguyễn Tuấn (38 tuổi, Hải Phòng)

“Sau khi được bác sĩ Đỗ Anh Giang của trung tâm tư vấn, tôi quyết định lựa chọn nội soi đường tiêu hoá trên bằng phương pháp gây mê. Bác sĩ tiêm thuốc qua ven tay phải và chưa đến 1 phút tôi đã chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay biết. Đến khi tỉnh dậy, quá trình nội soi đã hoàn tất, tôi cảm thấy khỏe mạnh và không có dấu hiệu bất thường nào. Đây là lần đầu tiên tôi trải nghiệm phương pháp gây mê trong quá trình nội soi nhưng tôi cảm thấy rất an tâm.”

Quy trình nội soi đường tiêu hoá được thực hiện theo các bước chuẩn Y khoa

Quy trình nội soi đường tiêu hoá được thực hiện theo các bước chuẩn Y khoa

7. Các rủi ro và biện pháp phòng ngừa khi nội soi đường tiêu hoá

Nội soi đường tiêu hóa là một kỹ thuật y tế quan trọng giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về dạ dày, đại tràng và các cơ quan tiêu hóa khác. Tuy nhiên, nếu thực hiện nội soi tại những đơn vị không uy tín, quy trình nội soi không đảm bảo chất lượng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ như:

  • Chảy máu: Tổn thương niêm mạc dạ dày, đại tràng gây ra chảy máu.
  • Thủng dạ dày: Nguyên nhân do người bệnh nội soi thường gây phản xạ nôn ói ảnh hưởng đến quá trình bác sĩ thực hiện. 
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết nội soi.
  • Phản ứng dị ứng với thuốc: Phản ứng dị ứng với thuốc an thần hoặc thuốc nhuộm có thể xảy ra ở một số người. Các triệu chứng phổ biến bao gồm buồn nôn, chóng mặt, khó thở, hạ huyết áp. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau vài giờ.

Để giảm tối đa những biến chứng trên, người bệnh cần thực hiện nội soi tại những địa chỉ uy tín. Ưu tiên bệnh viện công và những phòng khám tư nhân có tên tuổi để thực hiện. Ngoài ra, cần lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi, thông báo cho họ những tiền sử bệnh lý và tuân thủ những hướng dẫn trước khi thực hiện. 

Thủng dạ dày là biến chứng hiếm gặp trong quá trình nội soi

Thủng dạ dày là biến chứng hiếm gặp trong quá trình nội soi

8. Nội soi tiêu hoá bao nhiêu tiền?

Hiện nay, chi phí nội soi tiêu hoá tại các bệnh viện công dao động từ 600.000 VNĐ – 2.500.000 VNĐ. Cụ thể như sau:

  • Nội soi đường tiêu hoá trên (dạ dày): Dao động từ 600.000 – 1.200.000 VNĐ.
  • Nội soi đường tiêu hoá dưới (đại tràng): Dao động từ 800.000 – 1.500.000 VNĐ.
  • Nội soi cả hai: Dao động từ 1.400.000 – 2.500.000 VNĐ.

Chi phí nội soi đường tiêu hoá tại bệnh viện tư có giá cao hơn từ 600.000 – 700.000 VNĐ. Cụ thể như sau:

  • Nội soi dạ dày: Dao động từ 1.500.000 – 3.500.000 VNĐ.
  • Nội soi đại tràng: Dao động từ 2.000.000 – 4.500.000 VNĐ.
  • Nội soi cả hai: Dao động từ 3.500.000 – 8.000.000 VNĐ.

Tại Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang, chi phí nội soi đường tiêu hoá có giá từ 3.500.000 – 4.000.000 VNĐ/lần. Tuỳ vào loại nội soi mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Thông thường, nội soi dạ dày thường có chi phí thấp hơn so với nội soi đại tràng do quy trình thực hiện đơn giản hơn. Ngoài ra, giá dịch vụ nội soi thường cũng rẻ hơn so với nội soi gây mê. Chưa kể, với những ca cần can thiệp thủ thuật thì chi phí cũng sẽ cao hơn.

9. Nội soi tiêu hoá ở đâu tốt?

Nếu bạn đang muốn tìm địa chỉ nội soi đường tiêu hoá uy tín, chất lượng, hãy lựa chọn Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang. Đơn vị được thành lập dưới sự dẫn dắt của Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Giang (Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội). Ông đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực: Nội soi tiêu hóa, nội soi mật tụy, sinh thiết, cắt polyp đại trực tràng, điều trị xuất huyết tiêu hóa bằng phương pháp nội soi.

Tại sao bạn nên chọn dịch vụ của chúng tôi?

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn, đang công tác tại các bệnh viện công lớn tại Việt Nam.
  • Trang thiết bị, máy móc hiện đại, không thua kém gì bệnh viện lớn.
  • Khách hàng không phải chờ đợi lâu, nhân viên y tế hỗ trợ tận tình, chu đáo. 
  • Quy trình nội soi an toàn, chuẩn Y khoa, các dụng cụ được vô trùng hoàn toàn theo quy định của Bộ Y tế. 
  • Chi phí nội soi tương đương.
Khách hàng được trải nghiệm dịch vụ nội soi an toàn, chi phí hợp lý nhất tại Trung tâm Nội soi - Tiêu hoá Dr.Giang 

Khách hàng được trải nghiệm dịch vụ nội soi an toàn, chi phí hợp lý nhất tại Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang

10. Giải đáp các thắc mắc thường gặp

Liên quan đến dịch vụ nội soi đường tiêu hoá, có rất nhiều câu hỏi thắc mắc được khách hàng gửi về cho chúng tôi. Dưới đây là giải đáp chi tiết:

10.1. Cần phải nhịn ăn trước khi nội soi tiêu hóa không?

Cần phải nhịn ăn trước khi nội soi tiêu hóa để đảm bảo an toàn cho thủ thuật nội soi và nâng cao hiệu quả chẩn đoán. Khi thức ăn còn sót lại trong dạ dày, ruột hoặc đại tràng có thể che khuất tầm nhìn của bác sĩ, ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị. Hơn nữa, việc nhịn ăn có thể giảm tiết dịch trong dạ dày giúp bác sĩ dễ dàng đưa ống nội soi vào bên trong.

Thời gian nhịn ăn có thể thay đổi tuỳ vào loại nội soi, cụ thể như sau:

  • Nội soi dạ dày: Nhịn ăn 6-8 tiếng trước khi nội soi.
  • Nội soi đại tràng: Nhịn ăn 12-18 tiếng trước khi nội soi.
  • Nội soi cả dạ dày và đại tràng: Nhịn ăn 12-18 tiếng trước khi nội soi.

10.2. Có thể uống thuốc trước khi nội soi tiêu hóa không?

Không nên uống thuốc trước khi nội soi đường tiêu hoá bởi một số loại thuốc chống đông máu, NSAID có thể làm chảy máu trong quá trình nội soi. Hơn nữa, một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc an thần (nếu nội soi gây mê) gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến kết quả nội soi. 

Cần ngưng tất cả các loại thuốc ít nhất 3 ngày trước khi nội soi. Sau đó, khách hàng cần thông báo cho bác sĩ tất cả loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng. Đối với một số loại thuốc quan trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc thay thế hoặc điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Ngừng sử dụng tất cả các loại thuốc trước khi thực hiện nội soi đường tiêu hoá

Ngừng sử dụng tất cả các loại thuốc trước khi thực hiện nội soi đường tiêu hoá

10.3. Có cần đi khám lại sau khi nội soi tiêu hóa không?

Việc đi khám lại sau khi nội soi là rất cần thiết để theo dõi kết quả nội soi và kịp thời phát hiện các biến chứng. Bác sĩ có thể dựa vào sự tiến triển của bệnh để xây dựng lộ trình điều trị phù hợp.

Thời gian nội soi lại phụ thuộc vào kết quả khám lần trước:

  • Không phát hiện bất thường: Khám lại sau 6 tháng đến 1 năm.
  • Phát hiện bất thường: Khám lại theo hướng dẫn của bác sĩ, thường là sau 3 tháng đến 6 tháng.
  • Có bệnh lý cần điều trị: Khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi hiệu quả điều trị.

Sau khi nội soi, khách hàng trở về nhà, nghỉ ngơi đầy đủ, có chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu hóa trong vài ngày đầu tiên. Cùng với đó, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi sức khoẻ. Nếu có dấu hiệu bất thường như đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn, chảy máu… cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Nội soi tiêu hoá giúp phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm để điều trị kịp thời. Vì vậy, cần nội soi định kỳ ít nhất 6 tháng/lần tại các địa chỉ uy tín để được khám và chữa bệnh hiệu quả, giảm nguy cơ biến chứng, rủi ro.

Nguồn tham khảo

1. Khi nào nên tầm soát ung thư đường tiêu hoá?

https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/khi-nao-nen-tam-soat-ung-thu-uong-tieu-hoa-?inheritRedirect=false

2. Upper endoscopy

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/endoscopy/about/pac-20395197

3. Nội soi tiêu hóa phát hiện và điều trị khỏi ung thư sớm

https://vtv.vn/xa-hoi/noi-soi-tieu-hoa-phat-hien-va-dieu-tri-khoi-ung-thu-som-2023122523463891.htm

4. NỘI SOI ĐƯỜNG TIÊU HOÁ TRÊN

https://benhvienungbuouhanoi.vn/kien-thuc-ung-thu-1/noi-soi-duong-tieu-hoa-tren.html

5. KỸ THUẬT NỘI SOI TIÊU HÓA GÂY MÊ

http://benhvienquany105.vn/ky-thuat-chuyen-sau/ky-thuat-noi-soi-tieu-hoa-gay.html

 

1900.1080
FB chat
Chat zalo
Vị trí