HOTLINE:1900XXXX

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Biện pháp khắc phục tại nhà

DR Giang

Cố vấn chuyên môn: TS. BS ĐỖ ANH GIANG

  • Giám đốc Trung tâm Nội soi - Tiêu hóa Dr.Giang
  • Nguyên PGĐ Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Bạch Mai
Đặt Lịch Hẹn

Anh Trung (31 tuổi, Hà Nam) gặp tình trạng hậu môn có vết nứt do đại tiện khó khăn. Anh băn khoăn không biết nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không và có cách nào để khắc phục tại nhà. Cùng lắng nghe Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Giang (Giám đốc trung tâm nội soi tiêu hoá Dr.Giang) giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Bác sĩ Đỗ Anh Giang cho biết: “Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi được nếu vết nứt nhỏ, người bệnh sau đó thay đổi chế độ ăn uống và vận động nhiều hơn. Sử dụng đồng thời một số loại thuốc để ngăn ngừa bệnh phát triển. Tuy nhiên, trong trường hợp không thấy bệnh thuyên giảm mà tiến triển nặng hơn, cần đến cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất.”

Khi nào nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi?

  • Vết nứt nhỏ, nông.
  • Nứt do táo bón, rặn mạnh khi đi đại tiện.
  • Duy trì chế độ ăn uống nhiều rau và chất xơ
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng giấy mềm và nước ấm.

Khi nào nứt kẽ hậu môn không tự khỏi?

  • Vết nứt sâu, rộng, chảy máu nhiều, đau đớn dữ dội, có dấu hiệu nhiễm trùng
  • Tình trạng nứt kẽ, đau nhức không cải thiện sau 1 tuần.
Hầu hết các trường hợp nứt kẽ hậu môn đều có thể tự khỏi được

Hầu hết các trường hợp nứt kẽ hậu môn đều có thể tự khỏi được

2. Các dấu hiệu nhận biết vết nứt hậu môn đang lành

Nắm bắt được các dấu hiệu nhận biết vết nứt hậu môn đang lành sẽ giúp người bệnh cảm thấy an tâm hơn trong quá trình điều trị. Một số “tín hiệu” tốt như sau:

  • Không còn thấy đau đớn khi đi đại tiện hoặc ngồi.
  • Không chảy máu như trước.
  • Vết nứt kẽ hậu môn ngứa là dấu hiệu của vết thương lên da non và đang lành. Các mô mới hình thành chồng lên nhau đè lên mạch máu và dây thần kinh xung quanh tạo cảm giác ngứa.
  • Vết nứt thu nhỏ có thể cảm nhận rõ khi sờ tay lên. Lúc này, vết thương đang dần khô lại, tổn thương hở đóng là dấu hiệu cho thấy vết nứt hậu môn đang lành. 

3. Những điều không nên làm để vết nứt hậu môn nhanh lành

Để vết nứt kẽ hậu môn mau lành, người bệnh tuyệt đối không nên làm những điều dưới đây:

  • Không lau khô hậu môn sau khi đi đại tiện và tiểu tiện: Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm vết tổn thương lây lan nặng hơn.
  • Gãi hoặc chà xát: Gây kích ứng thêm cho vết nứt và làm chậm quá trình lành thương. 
  • Ngồi lâu: Gây áp lực lên hậu môn và làm vết nứt lan rộng hơn.
  • Để vết thương tiếp xúc với hoá chất: Khiến tổn thương lâu lành do kích ứng với hoá chất.
  • Ăn uống không khoa học: Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, ít xơ hoặc ăn đồ chế biến sẵn có thể khiến cơ thể nóng trong và gây táo bón. Khi táo bón sẽ phải rặn mạnh làm trầm trọng thêm vết nứt khiến chúng rách nhiều hơn và lâu lành hơn. Ngoài ra, tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa, rượu bia, thuốc lá cũng khiến cho vết nứt hậu môn lâu lành hơn.
Ăn thực phẩm cay nóng là nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn

Ăn thực phẩm cay nóng là nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn

4. 2 phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả, an toàn

Có 2 phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn đó là điều trị không phẫu thuật và có phẫu thuật. Với phương pháp không phẫu thuật, anh chị/cô chú có thể tự thực hiện tại nhà. Với phương pháp có phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định cắt một phần cơ thắt hậu môn để giảm áp lực lên vết nứt. 

4.1. Điều trị không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày, vận động hoặc sử dụng thuốc điều trị. Áp dụng trong trường hợp vết nứt kẽ không quá lớn, tổn thương nhỏ. 

  • Bổ sung chất xơ: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Chất xơ giúp làm mềm phân, khiến việc đi đại tiện dễ dàng hơn và giảm áp lực lên vết nứt.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp phân mềm và dễ đi ngoài hơn. Điều này giúp hạn chế việc phải rặn mạnh khi đi đại tiện ảnh hưởng đến vết nứt kẽ đang tổn thương.
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động thường xuyên tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ tiêu hoá làm việc tốt hơn đến khu vực hậu môn và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
  • Ngâm nước ấm: Ngâm hậu môn trong nước ấm 10-20 phút vài lần mỗi ngày có thể giúp thư giãn cơ thắt và giảm đau.
  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc bôi Nitroglycerin (Rectiv) bên ngoài, làm tăng lưu lượng máu để vết nứt mau lành. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân đau nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì có thể dùng kem gây tê tại chỗ Lidocaine Hydrochloride (Xylocaine).
Có thể sử dụng thuốc bôi Nitroglycerin (Rectiv) bên ngoài khi nứt kẽ hậu môn

Có thể sử dụng thuốc bôi Nitroglycerin (Rectiv) bên ngoài khi nứt kẽ hậu môn

4.2. Điều trị không phẫu thuật

Áp dụng trong trường hợp nứt hậu môn mãn tính, các phương pháp không hiệu quả, triệu chứng nghiêm trọng thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt cơ vòng bên trong (LIS). Phẫu thuật giúp kiểm soát việc đi đại tiện, giảm áp lực lên vết nứt và thúc đẩy quá trình lành thương.

5. Dấu hiệu cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa

Khi gặp các dấu hiệu dưới đây, anh chị/cô chú cần đi khám bác sĩ ngay để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm:

  • Nứt kẽ hậu môn không tự khỏi sau 1-2 tuần.
  • Đau rát, chảy máu nhiều khi đi đại tiện.
  • Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, như sưng đỏ, nóng, đau tại khu vực hậu môn.
  • Sốt rét, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi.
  • Táo bón kéo dài.
Khi gặp dấu hiệu chảy máu, đau rát thì cần đến khám bác sĩ ngay

Khi gặp dấu hiệu chảy máu, đau rát thì cần đến khám bác sĩ ngay

6. Nứt kẽ hậu môn và trĩ khác gì nhau?

Nhiều người nhầm lẫn giữa nứt kẽ hậu môn và trĩ. Tuy nhiên, hai bệnh lý này hoàn toàn khác nhau về bản chất và mức độ nghiêm trọng.

Trĩ là tình trạng tĩnh mạch trong hoặc ngoài ống hậu môn bị sưng do táo bón mãn tính. Người bệnh khó phát hiện do không có triệu chứng rõ ràng. Ngược lại, nứt kẽ hậu môn có thể thấy đau ngay sau khi đại tiện, người bệnh thấy chảy máu và đau nhức, xuất hiện vết rách ở vùng da xung quanh hậu môn. 

Anh chị và cô chú có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí so sánh

Nứt kẽ hậu môn

Trĩ

Vị trí

Rìa hậu môn

Tĩnh mạch sưng to tại trong hoặc ngoài hậu môn

Kích thước

Vết rách nhỏ

Búi trĩ sưng to

Cảm giác đau

Đau nhói, xót khi đi đại tiện

Cảm giác vướng, đau nhức khi ngồi

Chảy máu

Lượng chảy máu ít

Lượng chảy máu nhiều, có thể nhỏ giọt hoặc phun ra

Nguyên nhân

Táo bón, đi đại tiện khó khăn

Táo bón, tiêu chảy, ngồi nhiều, mang thai, béo phì

Trên đây là giải đáp chi tiết câu hỏi nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không. Hầu hết các trường hợp nứt kẽ hậu môn đều có thể tự khỏi được khi có sự thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hoặc sử dụng thuốc. Trong trường hợp không tự khỏi sau 1-2 tuần, cần đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Hy vọng rằng, bài viết của Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang đã chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích.

Nguồn tham khảo

1. Bệnh nứt kẽ hậu môn

https://benhvienvietduc.org/benh-nut-ke-hau-mon.html

2. Nứt kẽ hậu môn có tự lành không?

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nut-ke-hau-mon-co-tu-lanh-khong.html

3. Nứt kẽ hậu môn

https://dantri.com.vn/tra-cuu-suc-khoe/tieu-hoa/nut-ke-hau-mon.htm

4. Nứt kẽ hậu môn là gì, triệu chứng ra sao? Đừng nhầm lẫn với bệnh trĩ!

https://hellobacsi.com/benh-tieu-hoa/benh-tri/nut-ke-hau-mon/

1900.1080
FB chat
Chat zalo
Vị trí