HOTLINE:1900XXXX

Nứt kẽ hậu môn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

DR Giang

Cố vấn chuyên môn: TS. BS ĐỖ ANH GIANG

  • Giám đốc Trung tâm Nội soi - Tiêu hóa Dr.Giang
  • Nguyên PGĐ Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Bạch Mai
Đặt Lịch Hẹn

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý thường gặp sau khi đi đại tiện. Bệnh gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, do là bệnh tế nhị nên nhiều người không dám đi khám nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh này trong bài viết dưới đây của Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang

1. Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?

Nứt kẽ hậu môn là vết rách có kích thước khoảng 0.5 – 1 cm trên bề mặt ngoài hậu môn gây ra đau đớn và chảy máu cho người bệnh. Tình trạng này thường xảy ra sau khi đi đại tiện khi người bệnh rặn quá mạnh. 

Bệnh nứt hậu môn thường xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ. Hầu hết bệnh có thể tự thuyên giảm nếu áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp nghiêm trọng cần phải phẫu thuật để tránh biến chứng sau này.

Tình trạng nứt kẽ vùng hậu môn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Tình trạng nứt kẽ vùng hậu môn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

2. Tại sao bị nứt kẽ hậu môn?

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Đỗ Anh Giang (Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), một số nguyên nhân chính gây ra nứt hậu môn như sau:

  • Táo bón: Khi táo bón phân cứng và khô, người bệnh phải rặn mạnh khi đi đại tiện, tạo áp lực cho biểu mô vảy của ống hậu môn gây ra vết nứt. 
  • Tiêu chảy: Đi ngoài nhiều lần với phân lỏng cũng có thể gây ra kích ứng và nứt kẽ ở hậu môn.
  • Hậu môn bị tổn thương: Việc sử dụng giấy vệ sinh thô ráp hoặc thụt rửa hậu môn quá mạnh cũng làm tổn thương vùng này.
  • Mang thai: Khi thai nhi càng lớn, tử cung của người mẹ sẽ lớn hơn và gây áp lực lên các tĩnh mạch ở chậu, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn có thể gây ra tình trạng nứt kẽ.

3. Các triệu chứng thường gặp nhất

Khi bị nứt kẽ biểu mô vảy của ống hậu môn sẽ gây ra một số triệu chứng đặc biệt sau:

  • Đau xót dữ dội và chảy máu bề mặt ngoài của hậu môn khi đi đại tiện
  • Cảm giác đau vẫn còn sau khi đi đại tiện.
  • Ngứa rát vùng hậu môn. 
  • Có thể nhìn thấy vết rách gần vòng cơ hậu môn.
Nứt kẽ vùng hậu môn gây ra đau nhức dữ dội khi đi đại tiện

Nứt kẽ vùng hậu môn gây ra đau nhức dữ dội khi đi đại tiện

4. Phương pháp chẩn đoán nứt kẽ vùng hậu môn

Khám lâm sàng:

  • Khám trực tràng: Bác sĩ sẽ quan sát và sử dụng ngón tay có đeo găng để kiểm tra vết nứt, đánh giá mức độ tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng thuốc giảm đau, đưa ngón tay vào hậu môn nếu nghi ngờ bệnh tình nặng hơn.
  • Nội soi: Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nội soi đặc biệt để xem bên trong hậu môn và trực tràng. Phương pháp có thể giúp bác sĩ nhìn thấy rõ hơn vết nứt và loại trừ các nguyên nhân khác gây đau rát hậu môn.

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau rát hậu môn, ví dụ như nhiễm trùng.
  • Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng là một xét nghiệm sử dụng ống soi dài, mỏng có camera để xem bên trong đại tràng. Nội soi đại tràng thường không cần thiết để chẩn đoán nứt kẽ hậu môn, nhưng có thể được sử dụng để loại trừ các bệnh lý khác ở đại tràng. Ngoài ra, nếu người bệnh có tuổi nhỏ hơn 50 thì cần tiến hành nội soi trực tràng.

5. Các biến chứng có thể gặp phải khi bị nứt hậu môn

Tuy là tình trạng phổ biến và có thể tự thuyên giảm nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách và điều trị từ sớm, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Nứt kẽ ở hậu môn mãn tính: Nếu vết nứt không lành sau 6 tuần, nó được coi là mãn tính. Nứt hậu môn mãn tính có thể gây đau đớn hơn và khó điều trị hơn.
  • Nhiễm trùng: Vết nứt bị nhiễm trùng, tổn thương, mưng mủ, sưng tấy và đau dữ dội. 
  • Rối loạn chức năng cơ sàn chậu: Nứt hậu môn có thể dẫn đến co thắt cơ hậu môn, khiến cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn và đau đớn.
  • Bệnh tái phát: Nứt hậu môn có thể tái phát nhiều lần nếu không được điều trị đúng cách.
Nứt kẽ vùng hậu môn có thể tái phát lại nhiều lần

Nứt kẽ vùng hậu môn có thể tái phát lại nhiều lần

6. Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Theo TS.BS Đỗ Anh Giang, hầu hết bệnh nhân bị nứt hậu môn đều có thể điều trị tại nhà bằng một số phương pháp như sử dụng thuốc bôi, đặt tại chỗ để cơ thắt lỏng hơn. Kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn, nhiều chất xơ, uống nước để phân mềm, dễ đi đại tiện hơn. Trong trường hợp nứt kẽ mãn tính, điều trị tại nhà không hiệu quả thì cần tiến hành phẫu thuật. 

6.1. Cách 1: Điều trị tại nhà

Một số loại thuốc được phép sử dụng tại nhà khi bị nứt kẽ ở hậu môn như sau:

Tên thuốc

Thành phần

Tác dụng

Cách dùng

Nitroglycerin

Nitroglycerin 0,2%

Giãn cơ vòng hậu môn, giảm áp lực lên khu vực này và giúp vết nứt mau lành hơn

Vệ sinh sạch sẽ hậu môn

Thoa một lớp kem mỏng lên da

Sử dụng 2 – 3 lần/ngày

Nifedipine

Nifedipine 0.2% (Kem bôi)

Nifedipine 5mg (Thuốc đặt)

Giãn cơ vòng hậu môn

Tăng lưu lượng máu đến hậu môn, giảm đau và khó chịu

Vệ sinh hậu môn và thoa kem bôi lên vùng da tổn thương, sử dụng 2 – 3 lần/ngày

Tương với thuốc đặt được sử dụng 1 – 2 lần/ngày.

Diltiazem

Diltiazem 2% (kem bôi)

Giãn cơ vòng hậu môn

Tăng lưu lượng máu đến khu vực hậu môn, thúc đẩy quá trình lành vết thương và cải thiện tình trạng nứt kẽ.

Vệ sinh hậu môn và thoa kem bôi lên vùng da tổn thương, sử dụng 2 – 3 lần/ngày

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học:

  • Bổ sung rau xanh, trái cây vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Uống 2 – 3 lít nước/ngày.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Không uống bia rượu, đồ uống có cồn, hút thuốc lá.
  • Sau khi đặt thuốc hậu môn, có thể ngâm vào nước ấm 10 – 20 phút từ 3 – 4 lần/ngày để làm lỏng cơ thắt hậu môn, hỗ trợ lành thương nhanh chóng hơn.

6.2. Cách 2: Phẫu thuật 

Trường hợp nứt kẽ hậu môn mãn tính, tái phát nhiều lần và điều trị tại nhà không hiệu quả thì cần tiến hành phẫu thuật. Theo đó, bác sĩ sẽ mở một phần cơ thắt hậu môn để phẫu thuật cho phần hậu môn lỏng hơn, giảm co thắt và giúp liền sẹo tốt nhất. 

7. Cách phòng ngừa nứt kẽ vùng hậu môn

TS.BS Đỗ Anh Giang khuyến khích áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh tình trạng táo bón, giảm nguy cơ nứt kẽ vùng hậu môn tối đa

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để giảm nguy cơ táo bón.
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày để phân mềm, dễ đi đại tiện hơn.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
  • Không nên nhịn đi đại tiện và tránh ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu khi đi đại tiện.
  • Tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, bia rượu để tránh gây nóng trong gây táo bón.
Chế độ ăn uống đủ rau xanh giúp hạn chế táo bón và ngăn ngừa bệnh nứt kẽ vùng hậu môn

Chế độ ăn uống đủ rau xanh giúp hạn chế táo bón và ngăn ngừa bệnh nứt kẽ vùng hậu môn

8. Phân biệt nứt kẽ vùng hậu môn và trĩ

Trĩ và hậu môn là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau về đặc điểm, vị trí, triệu chứng và cách điều trị. Để giúp anh chị/cô chú phân biệt chính xác nhất, dưới đây là bảng so sánh chi tiết:

Đặc điểm

Nứt kẽ hậu môn

Trĩ

Vị trí

Là vết rách trên lớp biểu mô vảy của phía ngoài của ống hậu môn

Giãn tĩnh mạch quá mức ở vùng hậu môn (trĩ ngoại) và trực tràng (trĩ nội) Tĩnh mạch bị sưng phồng tạo thành búi trĩ.

Kích thước

Nhỏ, thường không nhìn thấy bằng mắt thường

Có thể nhìn thấy bằng mắt thường, kích thước thay đổi

Triệu chứng

Đau rát dữ dội khi đi đại tiện, chảy máu ít, có thể kèm theo ngứa, khó chịu

Đau nhức, chảy máu, có thể kèm theo ngứa, khó chịu, sưng tấy

Nguyên nhân

Táo bón, đi đại tiện khó khăn, rặn mạnh, mang thai, sinh nở

Áp lực lên hậu môn do táo bón, tiêu chảy, mang thai, sinh nở, thừa cân, béo phì, lão hóa

Thời gian xuất hiện

Thường xuất hiện sau khi đi đại tiện

Có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường nặng hơn sau khi đi đại tiện

Khả năng tự khỏi

Tự lành trong vài tuần nếu điều trị đúng cách

Có thể tiến triển thành trĩ nội hoặc trĩ ngoại nặng hơn nếu không điều trị

Điều trị

Kem bôi, thuốc đặt hậu môn, thay đổi lối sống

Thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn, thắt búi trĩ, phẫu thuật

9. Địa chỉ điều trị nứt kẽ vùng hậu môn uy tín, bác sĩ giỏi tại Hà Nội

Tình trạng nứt kẽ vùng hậu môn kéo dài có thể thành bệnh mãn tính và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, sau khoảng 2 tuần nếu thấy bệnh không khỏi hoặc tiến triển nặng hơn, tái phát nhiều lần thì cần tới khám tại các bệnh viện lớn hoặc phòng khám chuyên khoa.

Tại Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang có đầy đủ trang thiết bị hiện đại tương đương với bệnh viện công. Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, dưới sự dẫn dắt của TS.BS Đỗ Anh Giang (Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả và chính xác nhất.

Đặc biệt, khi thăm khám tại Trung tâm, người bệnh sẽ không phải chờ đợi quá lâu như ở bệnh viện công. Chất lượng dịch vụ tốt, bác sĩ giỏi, tận tâm với nghề. Đặc biệt là chi phí không quá đắt, tương đương với giá thăm khám như ở bệnh viện công.

Nếu anh chị/cô chú đang gặp tình trạng nứt kẽ vùng hậu môn nghiêm trọng, tái phát nhiều lần, đến ngay Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang để được tư vấn chi tiết.

10. Hình ảnh bệnh nứt kẽ vùng hậu môn

Hình ảnh nứt kẽ vùng hậu môn - Ảnh 1

Hình ảnh nứt kẽ vùng hậu môn – Ảnh 1

Hình ảnh nứt kẽ vùng hậu môn - Ảnh 2

Hình ảnh nứt kẽ vùng hậu môn – Ảnh 2

Hình ảnh nứt kẽ vùng hậu môn - Ảnh 3

Hình ảnh nứt kẽ vùng hậu môn – Ảnh 3

11. Câu hỏi thường gặp

11.1. Bệnh nứt hậu môn có nguy hiểm không?

Nứt kẽ vùng hậu môn thường không nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu không, bệnh có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng, tăng co thắt cơ vòng hậu môn gây khó khăn khi đại tiện, rò hậu môn (bất thường hình thành giữa da và bên trong hậu môn).

11.2. Nứt kẽ ở hậu môn có thể dẫn đến ung thư không?

Hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng nứt kẽ ở hậu môn có thể dẫn đến ung thư. 

11.3. Nứt kẽ ở hậu môn có tự khỏi được không?

Nứt hậu môn có thể tự khỏi trong vòng vài tuần nếu được điều trị bằng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như vệ sinh sạch sẽ, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên…

11.4. Nứt kẽ tại hậu môn có lây nhiễm không?

Nứt kẽ ở hậu môn không lây nhiễm. Bệnh này không lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp.

11.5. Nứt kẽ vùng hậu môn và rò hậu môn khác nhau như thế nào?

Nứt kẽ ở hậu môn thường xuất hiện ở rìa hậu môn còn rò hậu môn là tình trạng hình thành đường hầm bất thường giữa da và bên trong hậu môn. Nứt kẽ thường có kích thước nhỏ, chỉ vài mm nhưng rò hậu môn thường lớn hơn và có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh nứt kẽ hậu môn và hướng điều trị hiệu quả nhất. Nếu anh chị/cô chú đang gặp tình trạng này, hãy liên hệ với Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang để được bác sĩ tư vấn chi tiết.

1900.1080
FB chat
Chat zalo
Vị trí