HOTLINE:1900XXXX

Polyp dạ dày không cuống là gì? Đặc điểm và cách điều trị

DR Giang

Cố vấn chuyên môn: TS. BS ĐỖ ANH GIANG

  • Giám đốc Trung tâm Nội soi - Tiêu hóa Dr.Giang
  • Nguyên PGĐ Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Bạch Mai
Đặt Lịch Hẹn

Polyp dạ dày không cuống là một trong những loại polyp dạ dày tuy chỉ chiếm tỷ lệ từ 10% đến 20% nhưng chúng có nguy cơ gây ung thư cao hơn. Vì vậy, cần có biện pháp chẩn đoán và điều trị chính xác để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh. Cùng lắng nghe Tiến sĩ, bác sĩ nội soi tiêu hoá Đỗ Anh Giang (Giám đốc Trung tâm nội soi tiêu hoá Dr.Giang) chia sẻ chi tiết về vấn đề này.

1. Polyp dạ dày không cuống là gì?

Polyp dạ dày không có cuống là một loại polyp đặc biệt thường phát triển ở phần đáy dạ dày. Chúng không có cuống gắn kết với bề mặt niêm mạc dạ dày, kích thước nhỏ hơn 2cm. Chúng thường mọc đơn lẻ và có tỷ lệ ác tính cao gây ra ung thư.

Có 2 loại polyp dạ dày không có cuống chính là:

Polyp tăng sản: Loại polyp này thường lành tính, hình thành do sự tăng sinh quá mức của tế bào niêm mạc dạ dày.

Polyp tuyến: Loại polyp này có nguy cơ ung thư cao hơn polyp tăng sản, hình thành do sự tăng sinh của các tuyến niêm mạc dạ dày.

Sự khác biệt giữa polyp dạ dày có cuống và không cuống

Sự khác biệt giữa polyp dạ dày có cuống và không cuống

2. Nguyên nhân gây ra polyp không cuống

Theo bác sĩ nội soi tiêu hoá Đỗ Anh Giang, có một số nguyên nhân chính gây ra polyp dạ dày không có cuống dưới đây:

Dạ dày nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra polyp dạ dày. Vi khuẩn HP thường trú ngụ trong dạ dày và là tác nhân gây ra bệnh viêm dạ dày. Khi viêm dạ dày kéo dài không được điều trị kịp thời có thể làm tăng sinh niêm mạc dạ dày hình thành nên polyp. 

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày bất kể do nguyên nhân nào (đều có thể làm tăng nguy cơ hình thành polyp dạ dày không có cuống. Viêm dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày, kích thích sự tăng sinh tế bào để phục hồi, dẫn đến hình thành polyp.

Tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID là nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Tuy nhiên, sử dụng NSAID trong thời gian dài mà không có sự kiểm soát và chỉ định của bác sĩ có thể gây ra tác dụng phụ lên dạ dày, làm tăng nguy cơ hình thành polyp.

Lạm dụng rượu bia

Rượu bia chứa ethanol làm kích ứng niêm mạc dạ dày, lâu ngày tiến triển thành viêm loét dạ dày gây ra đau đớn, tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển. Ngoài ra, quá trình viêm nhiễm tạo điều kiện cho cơ thể kích thích tăng sinh tế bào không kiểm soát dẫn đến hình thành polyp dạ dày.

Hút thuốc lá

Thuốc lá có chứa các hóa chất độc hại như nicotine, tar, và các hợp chất gây ung thư (carcinogen). Chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày khi hít phải khói thuốc lá gây giảm lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày, tăng sinh axit dẫn đến viêm loét dạ dày. Sự kích thích tăng sinh tế bào liên tục do viêm loét dạ dày gây ra sẽ hình polyp.

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Chế độ ăn uống nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng ít rau xanh và trái cây có thể làm tăng nguy cơ hình thành polyp dạ dày.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể là nguyên nhân gây ra polyp dạ dày

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể là nguyên nhân gây ra polyp dạ dày

3. Triệu chứng của polyp dạ dày không cuống

Một số triệu chứng thường gặp nhất khi xuất hiện polyp dạ dày không có cuống bao gồm:

  • Đau bụng âm ỉ
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Chán ăn
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Xuất hiện máu lẫn trong phân hoặc phân đen
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua.
  • Đầy bụng, khó tiêu

4. Chẩn đoán polyp dạ dày có không cuống

Polyp dạ dày không có cuống có thể phát hiện dễ dàng thông qua một số thủ thuật y tế dưới đây: 

4.1. Nội soi dạ dày

Sử dụng ống nội soi mềm, đầu gắn camera đưa từ đường mũi hoặc miệng đi qua thực quản, xuống đến dạ dày để quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày. Quá trình này giúp bác sĩ phát hiện các bất thường, bao gồm các polyp. Tại đây, bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ trên thân polyp để lấy mẫu sinh thiết. 

Sinh thiết giúp xác định tính chất của polyp, có thể lành tính hay ác tính. Ác tính sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng cách cắt polyp và sử dung thuốc. Ngoài ra, kết quả sinh thiết cũng giúp xác định loại polyp như polyp tăng sinh, polyp tuyến hoặc các loại polyp khác.

Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán polyp chính xác nhất

Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán polyp chính xác nhất

4.2. Chụp X-quang cản quang

Chụp X-quang cản quang là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán polyp dạ dày để quan sát các bất thường trong cấu trúc dạ dày. Phương pháp sử dụng tia X và chất cản quang để tạo ra hình ảnh chi tiết của dạ dày và ruột non. 

Trước khi chụp, người bệnh sẽ uống một chất lỏng cản quang chứa barium sulfate giúp dạ dày và ruột non hiện rõ trên phim X-quang. Sau đó, người bệnh sẽ đứng trong phòng X-quang để chụp nhiều hình ảnh từ các góc khác nhau để phát hiện sớm polyp.

4.3. Chụp CT hoặc MRI

Trong một số trường hợp đặc biệt, các xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) có thể được bác sĩ chỉ định để cung cấp hình ảnh chi tiết hơn trên bề mặt dạ dày nhằm xác định kích thước của polyp.

5. Polyp dạ dày không cuống có nguy cơ gây ra ung thư dạ dày không?

Polyp dạ dày không có cuống có thể tiến triển thành u ác tính gây ra ung thư. Tuy nhiên, tỷ lệ ung thư còn phụ thuộc vào loại polyp dạ dày và đặc điểm của chúng, cụ thể như sau: 

Polyp tăng sản:

  • Polyp nhỏ (dưới 5mm): 0,5%
  • Polyp lớn (5mm – 1cm): 5%
  • Polyp rất lớn (trên 1cm): 20%

Polyp tuyến:

  • Polyp nhỏ (dưới 5mm): 2%
  • Polyp lớn (5mm – 1cm): 10%
  • Polyp rất lớn (trên 1cm): 30%

6. Phương pháp điều trị polyp không cuống trong dạ dày

Cắt polyp là phương pháp điều trị polyp dạ dày không có cuống phổ biến tại các bệnh viện lớn hiện nay, giúp ngăn chặn ung thư hiệu quả. Theo đó, cắt polyp có thể tiến hành trong quá trình nội soi, áp dụng trong trương hợp tế bào có đường kính lớn hơn 10mm. 

  • Đối với polyp tuyến đáy vị: Tiến hành cắt bỏ trong khi nội soi polyp có đường kính lớn hơn 10mm. Nếu phát hiện chứng loạn sản ở mô xung quanh polyp có thể tiến hành nội soi và khám tương tự như với ung thư.
  • Đối với polyp tăng sản: Có thể được tiến hành kiểm tra đối với tình trạng nhiễm vi khuẩn HP bằng cách xét nghiệm. Sau đó, người bệnh có thể theo dõi bằng nội soi sau 1 năm. Nếu polyp vẫn tồn tại kèm loạn sản khi sinh thiết thì cần cắt bỏ.
  • Đối với polyp u tuyến: Loại này có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư nên cần được cắt bỏ. Kết hợp với quá trình sinh thiết xung quanh để tiến hành theo dõi tế bào ung thư và loạn sản khác.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện nhiễm trùng kèm với polyp thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị riêng. Thường áp dụng trong trường hợp dạ dày nhiễm vi khuẩn HP.

Cắt polyp trong quá tình nội soi dạ dày là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay

Cắt polyp trong quá tình nội soi dạ dày là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay

7. Phòng ngừa polyp không cuống

Người bệnh có thể tham khảo các cách dưới đây để phòng ngừa polyp dạ dày không cuống:

  • Điều trị triệt để nhiễm H. pylori giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) dưới chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng rượu bia.
  • Bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày để tăng cường chất xơ, phòng ngừa các bệnh lý dạ dày.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày.
  • Tập thể dục 30 phút/ngày để tăng cường sức khoẻ tổng thể và hệ miễn dịch.
  • Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm polyp dạ dày và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

8. Cắt polyp dạ dày không có cuống đau không?

Cắt polyp dạ dày không có cuống thường không gây đau đớn. Nếu người bệnh lựa chọn cắt polyp dạ dày bằng phương pháp thường thì có thể cảm thấy khó chịu khi ống nội soi luồn qua vòm họng, lưỡi gà gây cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, nếu người bệnh lựa chọn nội soi gây mê thì hoàn toàn không có bất cứ cảm giác buồn nôn, khó chịu nào trong suốt quá trình thực hiện.

9. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tham khảo

Người mắc polyp dạ dày không có cuống cần lưu ý một số vấn đề về chế độ ăn uống dưới đây:

  • Tránh ăn thức ăn lạnh, đồ sống hoặc thức ăn quá nóng vì có thể kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán vì chúng có thể kích thích niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ hình thành polyp.
  • Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia và các thức uống có cồn.
  • Chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như protein, vitamin, khoáng chất,…
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, chất xơ và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón.
Hạn chế rượu bia sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện polyp dạ dày

Hạn chế rượu bia sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện polyp dạ dày

Trên đây là toàn bộ thông tin về polyp dạ dày không cuống và phương pháp chẩn đoán, điều trị an toàn và hiệu quả nhất. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào, hãy liên hệ với Trung tâm Nội soi – Tiêu hoá Dr.Giang để được tư vấn điều trị sớm nhất.

Nguồn tham khảo

1. Khát quát về ung thư dạ dày

https://benhvienk.vn/khat-quat-ve-ung-thu-da-day-nd92507.html

2. Polyp dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

https://hellobacsi.com/benh-tieu-hoa/van-de-tieu-hoa-khac/polyp-da-day/

3. POLYP DẠ DÀY

https://hellobacsi.com/benh-tieu-hoa/van-de-tieu-hoa-khac/polyp-da-day/

4. Bệnh polyp dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh polyp dạ dày

https://yumangel.vn/benh-polyp-da-day/

5. Ung thư dạ dày: Các biện pháp chẩn đoán và điều trị

http://benhvien108.vn/ung-thu-da-day:-cac-bien-phap-chan-doan-va-dieu-tri.htm

 

1900.1080
FB chat
Chat zalo
Vị trí